Bạn đang ở đây

7 giải pháp cơ bản để đẩy mạnh công tác khuyến công

10/09/2011 15:33:33
Dự hội nghị có lãnh đạo các Sở: Công Thương; Tài chính; Khoa học công nghệ; lãnh đạo UBND, phòng kinh tế hạ tầng/ phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở Công Thương và gần 30 đại biểu đại diện cho các đơn vị sản xuất công nghiệp nông thôn được thụ hưởng kinh phí từ các chương trình khuyến công  trong 5 năm qua.
 
Sau 5 năm thực hiện, nhìn chung các đề án khuyến công được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bám sát các nội dung của Nghị định 134/2004/NĐ-CP, bám sát và phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Yên Bái, tập trung khai thác được lợi thế tiềm năng về sản xuất chế biến công nghiệp của từng địa phương trong tỉnh. Hoạt động khuyến công đã có những kết quả đáng kể, khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có thu nhập ổn định. Các doanh nghiệp, hộ cá thể, nhân dân trên địa bàn đã tiếp cận và hiểu được chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nư¬ớc về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Kinh phí khuyến công tuy không lớn nhưng đã thực sự động viên khuyến khích được các đơn vị quyết tâm đầu tư phát triển sản xuất
chế biến công nghiệp nông thôn.
 
Sau 5 năm đã có 153 Doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể được hỗ trợ 7,6 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công Trung ương và địa phương. Đào tạo nghề cho gần 900 lao động, Tạo việc làm ổn định cho trên 5 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 2,5 đến 3,0 triệu đồng/ người/ tháng.
 
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, hội nghị còn nêu rõ những tồn tại cần rút kinh nghiệm trong công tác khuyến công đồng thời đưa ra định hướng cho những năm tới và 7 giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công.
 
Theo đó, trong những năm tới và trước mắt là năm 2011, hoạt động khuyến công phải luôn bám sát các nội dung  Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ, xây dựng các đề án khuyến công có chất lượng phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Yên Bái để hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Phát huy tối đa các điều kiện thuận lợi, thế mạnh của từng huyện, thị.
 
Kinh phí khuyến công sẽ tập trung vào: Hỗ trợ cho công tác trình diễn và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; hỗ trợ lập quy hoạch các cụm công nghiệp ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, các cơ sở cơ khí sản xuất phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, thủy điện nhỏ d¬ới 10.000KW. Ưu tiên khuyến khích các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn như huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đặc biệt quan tâm tới các đơn vị đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất; ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong sản xuất, xử lý ô nhiễm môi tr¬ường, sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường trong nước và xuất khẩu.
 
Một số giải pháp cơ bản
 
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch KCQG, KCĐP hàng năm đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng. Triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công được phê duyệt đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, kết quả và tiến độ thực hiện. Đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn thành đề án khuyến công đúng tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ chính sách cũng như các qui định khác về quản lý hoạt động khuyến công.
 
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng với các phương thức phong phú, đa dạng, thu hút sự chú ý, làm cho các cấp, các ngành nắm được các chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác khuyến công để chỉ đạo, phối hợp tham gia chương trình. Đặc biệt là làm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn biết được chính sách và nội dung hoạt động khuyến công của chương trình khuyến công, từ đó tích cực chủ động tham gia.
 
3. Nghiên cứu các giải pháp huy động, bổ sung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác khuyến công, tranh thủ sự đồng tình hợp tác, ủng hộ của các tổ chức, các doanh nghiệp lớn v..v..
 
4. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công; xây dựng phương án tổ chức bộ máy, mạng lưới khuyến công các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
 
5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế,chính sách về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp  với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh. Kết hợp đồng bộ với các chính sách khuyến công khác như chính sách về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng, khoa học công nghệ v…
 
6. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các cấp các ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội, các tổ chức hỗ trợ phát triển khác để hỗ trợ và thực hiện hoạt động khuyến công.
 
7. Tiếp tục kiện toàn bộ máy Trung tâm, không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm khuyến công để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, đề án khuyến công. Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đúng mục đích, đạt hiệu quả; nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến công kiêm nhiệm ở cấp huyện, đồng thời tăng cường phối hợp có hiệu quả hoạt động khuyến công ở các cấp các ngành.
 
Nguồn: TTKC