Bạn đang ở đây

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2010, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2011

09/09/2011 10:25:32

UBND TỈNH YÊN BÁI

SỞ CÔNG THƯƠNG

Số: /BC-SCT BÁO CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

Yên Bái, ngày... tháng 02 năm 2011
 

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2010,

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2011

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ NĂM 2010 TRÊN CẢ NƯỚC  

1. Xuất khẩu.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Công thương kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 ước đạt khoảng 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 14,5 tỷ USD.

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước; xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%.

* Đối với từng nhóm hàng cụ thể như sau:

- Nhóm nông sản, thủy sản: kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 15,07 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: thủy sản 4,952 tỷ USD, nhân điều 1,136 tỷ USD, cà phê 1,763 tỷ USD, gạo 3,212 tỷ USD, cao su 2,376 tỷ USD.

- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,92 tỷ USD, giảm 8,4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 11,1%; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: than đá 1,549 tỷ USD, dầu thô 4,944 tỷ USD, xăng dầu các loại 1,272 tỷ USD.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến: kim ngạch đạt 48,6 tỷ USD, tăng 34,4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 67,9%; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: sản phẩm chất dẻo 1,051 tỷ USD, sản phẩm gỗ 3,408 tỷ USD, hàng dệt và may mặc 11,172 tỷ USD, giày dép các loại 5,079 tỷ USD, sản phẩm đá quý và kim loại quý 2,855 tỷ USD, sắt thép các loại 1,004 tỷ USD, hàng điện tử và linh kiện máy tính 3,558 tỷ USD, dây điện và cáp điện 1,310 tỷ USD,

* Thị phần kim ngạch xuất khẩu của các khu vực như sau: Châu Á chiếm 45,5%, trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm 14,5%, Châu Âu chiếm 21,9%, Châu Mỹ chiếm 22,4%, Châu Phi chiếm 2,9%, Châu Đại dương chiếm 4,4%, thị trường khác chiếm 2,9%.

2. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1 % so với năm 2009. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng 14 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 47,5 tỷ USD, chiếm 56,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 8,3% so với năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 39,9% so với năm 2009. Nhập siêu năm 2010 ước khoảng 12,3 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch  xuất khẩu của cả nước, thấp hơn mục tiêu Chính Phủ đề ra là không quá 20%.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH YÊN BÁI NĂM 2010

1/ Kết quả đạt được:

a/ Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 28,477 triệu USD/KH 20 triệu USD, bằng 142,4% kế hoạch năm, tăng 61,1% so với năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng cao một phần là sự cố gắng tích cực của các doanh nghiệp và hiệu quả của các giải pháp chống suy giảm kinh tế của Chính Phủ và của Tỉnh trong năm 2009 phát huy tác dụng làm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đóng góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu là các mặt hàng khai thác chế biến khoáng sản. Tuy nhiên một số các mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài như: Chè đen, Quế vỏ khô, ... kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vẫn đạt thấp.

* Kết quả xuất khẩu của một số doanh nghiệp năm 2010 so với kế hoạch và so với năm 2009:

- Công ty CP Mông Sơn xuất khẩu đá các loại đạt kim ngạch 3.914,9 ngàn USD, bằng 97,9% kế hoạch, tăng 46,8%;

- Công ty liên doanh cacbonnat YBB xuất khẩu đá các loại đạt kim ngạch 5.213,5 ngàn USD, bằng 115,9% kế hoạch, tăng 35,3%;

- Công ty TNHH đá Cẩm thạnh RK Việt Nam xuất khẩu đá Block đạt kim ngạch 2.298,6 ngàn USD; bằng 57,5% kế hoạch, tăng 11,6%;

- Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái xuất khẩu giấy vàng mã và tinh bột sắn đạt kim ngạch 4.922 ngàn USD, bằng 196,9% kế hoạch, tăng 2,36 lần;

- Công ty CP Hapaco Yên Sơn xuất khẩu giấy vàng mã đạt kim ngạch 1.948 ngàn USD, bằng 149,8% kế hoạch, tăng 78,7%;

- Công ty CP may xuất khẩu xuất khẩu hàng may mặc đạt kim ngạch  377,7 ngàn USD, tương đương cùng kỳ;

- Công ty CP xuất nhập khẩu Yên Bái xuất khẩu quế vỏ đạt kim ngạch 356,8 ngàn USD, tăng 32,1%;

- Công ty TNHH thương mại sản xuất XNK Đạt Thành xuất khẩu tinh dầu Quế đạt kim ngạch 874 ngàn USD, tăng 97,7%;

- Công ty TNHH Đức Thiện xuất khẩu chè đạt kim ngạch 1.582,9 ngàn USD, tăng 96,5%;

- Công ty TNHH thương mại và đầu tư Yên Bình xuất khẩu tinh bột sắn đạt kim ngạch 3.094 ngàn USD;

- Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu đũa gỗ và gỗ gép thanh ước đạt kim ngạch 543,5 ngàn USD, giảm 15,5%;

- Công ty CP sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn xuất khẩu sứ điện ước đạt kim ngạch 436 ngàn USD, bằng 43,6% kế hoạch, giảm 42,3%;

* Về thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Yên Bái chủ yếu là Châu Á Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 21,1%, với các mặt hàng đá Caco3, đũa gỗ, ván ghép thanh; thị trường Trung Quốc là 28,1%, gồm các mặt hàng tinh bột sắn, chè, tinh dầu quế; thị trường Đài Loan là 15,8%, xuất khẩu các mặt hàng giấy vàng mã, chè, đũa gỗ; thị trường Ấn Độ là 17,6%, xuất khẩu các mặt hàng đá block, đá Caco3,quế vỏ; thị trường các nước Châu Á khác là 10,6% xuất khẩu các mặt hàng đá Caco3, quế, sứ điện, ván gỗ ép; thị trường LB Nga là 5,6% xuất khẩu chè; Thị trường Mỹ chiếm 1,3%, chủ yếu là hàng may mặc... Cơ cấu thị trường trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với thực tiễn năng lực tổ chức xuất khẩu của các doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của địa phương vì thị trường châu á được đánh giá tương đối "dễ tính" hơn so với thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.

* Tổng hợp XK theo nhóm mặt hàng và sự tăng, giảm so với cùng kỳ:

+ Chè các loại: 1.476 tấn tăng 45,2%;

+ Quế vỏ các loại: 286,5 tấn tăng 16%;

+ Tinh bột sắn: 16.127 tấn, tăng 5,8 lần%; 

+ Đũa gỗ: 53,9 triệu đôi, giảm 45,6%;

+ Ván ép + ván ghép thanh: 5.369 m3 giảm 21,5%;

+ Giấy vàng mã: 7.340 tấn, tăng 32%

+ Sản phẩm may: 385.000 sản phẩm tương đương cùng kỳ;

+ Sản phẩm sứ: 230 tấn, giảm 40,9%;

+ Sản phẩm đá Caco3 (hạt + bột): 185.830 tấn, tăng 23%;

+ Đá Caco3 (block): 3.633 m3, tăng 22,4%;

+ Tinh dầu quế: 61,1 tấn, tăng 75,1%.

* Phân tích kết quả xuất khẩu theo nhóm ngành hàng:

- Nhóm hàng nông sản:

+ Mặt hàng chè xuất khẩu đạt 1.476 tấn tăng 45,2%. Đây là sự cố gắng của các doanh nghiệp Yên Bái, khối lượng xuất khẩu trực tiếp so cùng kỳ tăng, tuy nhiên so với sản lượng sản xuất ra vẫn là rất thấp, do các doanh nghiệp chè của Yên Bái chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, mặt khác lại hạn chế về tài chính, năng lực kinh doanh, chất lượng sản phẩm vẫn chậm được khắc phục… cũng là nguyên nhân khiến cho ngành chè tiếp tục gặp khó khăn. 

+ Sản phẩm quế đạt 286,5 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, sản lượng thu mua chế biến hàng năm trên 2.500 tấn quế vỏ khô, tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này của Yên Bái chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ năng lực về tài chính còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường, do đó kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so với tiềm năng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thu mua quế chủ yếu là bán cho các doanh nghiệp trong nước. Trong năm 2010 chỉ có một doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này.

+ Đối với sản phẩm tinh bột sắn đạt 16.127 tấn, tăng 5,8 lần so với cùng kỳ, là năm có lượng xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, là sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm này chỉ tiêu thụ ở thị trường duy nhất là Trung Quốc và xuất theo đường biên mậu, nên thị trường nhiều lúc biến động khó lường trước, số lượng xuất khẩu trực tiếp qua các năm thường không ổn định.

+ Mặt hàng tinh dầu quế có số lượng xuất khẩu qua các năm tăng dần đều và có đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2010 đạt 61,1 tấn tăng 75,1%. Năm 2011 dự kiến tiếp tục tăng do một số doanh nghiệp đàu tư sản xuất đã đi vào họt động.

- Nhóm hàng công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Mặt hàng đá Caco3 (hạt + bột) đạt 185.830 tấn tăng 23%, sản phẩm đá block đạt 3.633 m3 tăng 22,4%. Đối với nhóm sản phẩm này các sản phẩm đều tăng, do các doanh nghiệp duy trì được bạn hàng truyền thống và khoáng sản là một trong nhóm hàng có lợi thế xuất khẩu của tỉnh Yên Bái. Năm 2010 Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK đã xuất khẩu mặt hàng đá xẻ đánh bóng tuy nhiên số lượng xuất khẩu còn thấp. Mặt hàng sứ cách điện do một số thị trường truyền thống bị thu hẹp và sự cạnh tranh từ các sản phẩm sứ Trong Quốc nên xuất khẩu năm 2010 bị giảm sút chỉ đạt 230 tấn giảm 40,9%.

- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công: Mặt hàng may mặc khối lượng đạt 385 ngàn sản phẩm, tương đương cùng kỳ. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho các đơn đặt hàng giảm, số lượng công nhân của công ty cũng biến động giảm so với những năm trước đây.

- Nhóm hàng lâm sản:

+ Mặt hàng đũa gỗ đạt 53,9 triệu đôi giảm 45,6%%, mặt hàng váp gỗ ép + ván gỗ ghép thanh đạt 5.369 m3 giảm 21,5%, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ nên việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường bị thu hẹp dẫn tới số lượng xuất khẩu giảm sút.

+ Mặt hàng giấy vàng mã xuất khẩu đạt 7.340 tấn tăng 32%, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất, tiết kiệm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm nên khối lượng xuất khẩu đã có sự tăng trưởng trở lại, tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm này là thị trường duy nhất (Đài Loan) nên mức tăng trưởng chưa thật ổn định.

b/ Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 5,303 triệu USD, tăng 11,3% so với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị của các dự án đầu tư và nguyên phụ liệu hàng may mặc gia công xuất khẩu.

3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực XNK, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh XK.

- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam, Chính phủ đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tại tỉnh Yên Bái, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 17/3/2009 đề ra các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2009, như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng thương mại (sau khi trừ 4% phần hỗ trợ lãi suất của Chính phủ theo quyết định 131/QĐ-TTg) qua đó đã góp phần làm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp. Đối với sản phẩm xuất khẩu Tỉnh hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp thực hiện trực tiếp xuất khẩu (xuất khẩu 1 triệu USD được hỗ trợ 100 triệu đồng, mức xét hỗ trợ từ 100.000 USD trở lên); kết quả đã có 9 doanh nghiệp đủ điều kiện và được hỗ trợ tổng số tiền 707,7 triệu đồng.

- Năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục dành khoản kinh phí 500.000 triệu đồng để hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu năm 2010. Mức hỗ trợ đối với sản phẩm bột đá Caco3 là 1,7 triệu đồng/100.000 USD kim ngạch, một số các sản phẩm khác là 3,5 triệu đồng/100.000 USD kim ngạch. (có văn bản hướng dẫn liên Sở Công thương – Tài chính gửi các doanh nghiệp)

- Thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử, giảm thiểu chi phí cho các hoạt động quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năm 2010 Sở Công Thương đã thực hiện triển khai các giải pháp hỗ trợ về TMĐT cho doanh nghiệp như: phối hợp với cục Thương mại điện tử và CNTT – Bộ Công thương xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng giao dịch thương mại điện tử tỉnh Yên bái www.sctyenbai.com (đến nay đã có gần 50 doanh nghiệp tham gia, với trên 110 sản phẩm chào mua chào bán trên Cổng; trong đó các doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký đạt 80%). Các thông tin trên Cổng được chọn lựa chuyến tiếp đăng tải trên trang Thông tin điện tử Của Sở; Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN); các trang thông tin chuyên ngành và qua hệ thống Email, Fax tới các doanh nghiệp khác cần thông tin sản phẩm tương ứng. (Với các thông tin chào mua; chào bán các sản phẩm như: Sản phẩm Quế; Chè; Bột đá; Ván ghép thanh, sản phẩm ống nhựa…). Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật, chỉnh sửa thông tin trên các trang Web mà Sở Công Thương đã hỗ trợ kinh phí từ các năm trước.

- Các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại khác: Được tập trung vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tham gia hội chợ – khảo sát thị trường trong nước, nước ngoài … Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường cho các đơn vị thông qua tờ tin nhanh của ngành và qua website của Sở.

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu, UBND tỉnh Yên Bái đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan về việc thành lập Chi cục Hải Quan Yên Bái và đã được tổng Cục Hải quan ghi nhận bằng văn bản.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2011

1. Nhận định

Năm 2011, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng khá, song vẫn còn chứa đựng những bất ổn khó lường. Giá cả hàng hóa và dịch vụ thế giới, đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có xu hướng tăng trong năm 2011, sẽ tác động làm tăng chi phí đầu vào và gây áp lực đến mặt bằng giá trong nước của Việt Nam.

Đối với kinh tế trong nước là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015. Năm 2011 cũng là năm nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phục hồi khá nhanh trên tất cả các ngành, lĩnh vực; kinh tế vĩ mô tương đối ổn định; môi trường kinh doanh được cải thiện; thị trường trong nước tiếp tục khởi sắc; hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều cơ hội để phát triển thị trường mới.

Đối với tỉnh Yên Bái kinh tế dự kiến tăng trưởng 13,5% trở lên chắc chắn các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

2. Các chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 37 triệu USD, tăng 29,9% so với thực hiện năm 2010 và tập trung chủ yếu vào những mặt hàng truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế như: chè, quế, giấy vàng mã, bột cacbonnat canxi các loại ... một số mặt hàng sẽ có mức xuất khẩu trên 1 triệu USD, đó là mặt hàng đá bột + đá hạt cacbonnat canxi các loại sẽ đạt kim ngạch trên 11 triệu USD, đá block đạt kim ngạch trên 4 triệu USD, hạt nhựa taikan trên 3 triệu USD, giấy vàng mã đạt kim ngạch trên 3 triệu USD, tinh bột sắn trên 5,5 triệu USD, chè chế biến các loại 2,5 triệu USD, sản phẩm đũa gỗ và ván gỗ rừng trồng 1,5 triệu USD ...

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh gồm:

STT

Mặt hàng

ĐVT

Kế hoạch năm 2011

Sản xuất

Xuất khẩu

1

Đá Caco3 hạt

Tấn

400.000

215.000

2

Đá Caco3 bột

Tấn

235.000

3

Đá xẻ Caco3

m2

55.000

70.000

4

Đá Caco3 block

m3

11.600

5.000

5

Hạt nhựa Taikan

Tấn

538

538

6

Sứ điện

Tấn

2.800

300

7

Giấy vàng mã

Tấn

7.500

7.500

8

Chè chế biến các loại

Tấn

26.500

2.000

9

Quế vỏ các loại

Tấn

3.000

430

10

Tinh dầu quế

Tấn

80

80

11

Tinh bột sắn

Tấn

28.000

13.000

12

Đũa gỗ

Triệu đôi

350

65

13

Ván gỗ ép + ván ghép thanh

m3

8.000

6.000

14

Sản phẩm may

1.000 SP

350

350

          - Kế hoạch định hướng xuất khẩu của từng doanh nghiệp như sau:

          + Công CP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái:    4,5 triệu USD

+ Công ty liên doanh canxi cacbonnat YBB:                 5,8 triệu USD

+ Công ty CP may xuất khẩu:                              420 ngàn USD

+ Công ty CP Mông Sơn:                                              7,5 triệu USD

+ Công ty CP XNK Yên Bái:                              600 ngàn USD

+ Công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn:                            2,5 triệu USD

+ Công ty CP khoáng sản Yên Bái VPG:                 1 triệu USD

+ Công ty TNHH Chè ích Thành                         450 ngàn USD

+ Công ty TNHH Đức Thiện:                                 1,6 triệu USD

+ Công ty CP kinh doanh CBLS xuất khẩu:                 850 ngàn USD

+ Công ty CP xi măng và khoáng sản Yên Bái:             400 ngàn USD

+ Công ty CP sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn:                   600 ngàn USD

+ Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam        4 triệu USD

+ Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Phúc Lộc   900 ngàn USD

+ Công ty TNHH TMSX XNK Đạt Thành          900 ngàn USD

+ Công ty TNHH thương mại và đầu tư Yên Bình        2,5 triệu USD

+ Công ty TNHH Minh Quang                                      800 ngàn USD

+ Công ty TNHH hương liệu Việt Trung              500 ngàn USD

Và một số doanh nghiệp khác...

3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu:

3.1. Giải pháp chung:

- Tiếp tục triển khai các giải pháp của Chính Phủ về tín dụng, tiền tệ, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất. Giải pháp này phải được xem là quan trọng nhất trong các giải pháp, nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp.

- Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng tiền tệ của Trung ương và của Tỉnh: Các ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển có chính sách ưu tiên vốn, hỗ trợ xuất khẩu, nhất là những ngành hàng có khối lượng lớn, chất lượng cao, thị trường mới. Ngân hàng Phát triển có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu về kiến thức nghiệp vụ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi này.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm (chè, quế, sứ Yên Bái, bột Caco3 xuất khẩu). Sản xuất chế biến đến sản phẩm cuối cùng để xuất khẩu.

- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu với khu vực cung cấp nguyên liệu; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; Ký kết hợp đồng tiêu thụ theo tinh thần quyết định số 80 của Thủ Tướng Chính phủ. Tổng kết những mô hình liên kết sản xuất xuất khẩu đã thành công trên địa bàn Trấn Yên để phổ biến nhân rộng.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng quy chế hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tham gia thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Nâng cao nhận thức về ứng dụng thương mại điện tử và khai báo Hải quan điện tử, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, để tiết kiệm chi phí kinh doanh tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Tiếp tục các nhiệm vụ thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT bám sát vào các mục tiêu kế hoạch phát triển thương mại điện tử địa phương giai đoạn 2011 – 2015 (đã được xây dựng theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, hiện đang  chờ UBND tỉnh phê duyệt), kế hoạch sẽ tập chung vào các nhiệm vụ như: Tuyên truyền phổ biến kiến thức; hỗ trợ DN xây dựng và nâng cấp Website, hỗ trợ DN tham gia cổng TMĐT Quốc gia và của tỉnh; hỗ trợ DN có giải pháp mới về ứng dụng TMĐT; Xây dựng, nâng cấp Cổng giao dịch thương mại điện tử địa phương thành Sàn giao dịch Thương mại điện tử… Tăng cường nâng cao hệ thống dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp tiếp cận và triển khai các chương trình được nhanh chóng. Đề nghị các DN quan tâm, thương xuyên truy cập các địa chỉ: www.sctyenbai.gov.vn, hoặc www.sctyenbai.com, để được tư vấn, hỗ trợ đăng tải thông tin giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm trên mạng intenet; hoặc tìm hiểu thông tin liên quan.

- Các doanh nghiệp cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ XTTM theo quyết định 2206 của UBND tỉnh, năm 2011 Sở Công thương Yên Bái sẽ tiếp tục trình UBND tỉnh hỗ trợ XTTM cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu năm 2011.

- Năm 2011 Sở Công thương đã xây dựng kế hoạch tham gia các hội chợ trong nước: Hội chợ Việt Nam Expo 2011, Hội chợ Vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hội chợ khu vực miền núi phía Bắc, Hội chợ khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ; các hội chợ nước ngoài: Hội chợ Nam Ninh – Trung Quốc, Hội chợ thương mại Việt – Lào, Hội chợ Tứ xuyên – Trung Quốc, đề nghị các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng tham gia.

- Cải cách hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kịp thời động viên doanh nghiệp.

3.2. Nhóm giải pháp đối với các mặt hàng cụ thể

- Nhóm hàng khoáng sản:

+ Đây là nhóm hàng có tiềm năng lớn cần được đầu tư phát triển và khai thác một cách có hiệu quả, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cần thực hiện đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ để tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Ưu tiên vốn, đất đai, tài nguyên cho các doanh nghiệp có dự án chế biến sâu, có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu đá trắng... để sớm có sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

+ Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm chưa qua chế biến, bằng các công cụ quy hoạch, thuế, kiểm soát môi trường...

- Đối với mặt hàng chè:

+ Có giải pháp hỗ trợ về vốn đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có năng suất, chất lượng cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, hướng mạnh vào sản xuất chè xanh, chè sạch, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu trực tiếp; chú trọng yếu tố về giống, tránh đầu tư dàn chải các giống chè nhập nội chưa qua khảo nghiệm.

+ Tiếp tục kiện toàn tổ chức Hiệp hội ngành chè Yên Bái để hoạt động đi vào thực chất hơn. Hiệp hội là đầu mối để thực hiện các hỗ trợ của nhà nước về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất khẩu...

- Đối với mặt hàng giấy vàng mã:Đây là mặt hàng trong nhiều năm qua đã duy trì được sản xuất và có thị trường tiêu thụ, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Để tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cần tăng tỷ trọng đến 80% sản lượng giấy vàng mã xuất khẩu trong tổng sản lượng giấy đế, mục tiêu tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm và giải quyết lao động của địa phương. Duy trì tốt mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống tại Đài Loan, đồng thời xúc tiến ký kết các hợp đồng xuất khẩu dài hạn để chủ động trong việc đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất và hoạch định vùng nguyên liệu.

 - Đối với mặt hàng tinh bột sắn:

+ Tiếp tục củng cố và duy trì vùng nguyên liệu, tập trung vào thâm canh để tạo nguồn nguyên liệu, ổn định, cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến, tận dụng hết công suất thiết kế, đồng thời có thể kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đảm bảo yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vật của các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp thu ngoại tệ.

+ Khuyến khích việc liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất thêm nhiều sản phẩm chế biến tinh từ bột sắn, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm.

+ Ngoài thị trường truyền thống hiện có là Trung Quốc, nhà nước đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này.

+ Để có thể phát triển ổn định, bản thân doanh nghiệp phải là nhân tố hạt nhân trong việc tổ chức cho nhân dân canh tác bền vững trên đất dốc, đối với cây sắn.

- Đối với mặt hàng Quế:

+ Phát huy lợi thế của địa phương về mặt hàng quế trong năm qua tỉnh ta kêu gọi đầu tư, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, hiện nay đã xây dựng cơ sở chế biến tập trung tại Văn Yên, Trấn Yên. Trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao giá trị xuất khẩu, tập trung đổi mới công nghệ chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Từng bước nâng cao năng lực chế biến, tăng tỷ trọng của sản phẩm quế chế biến, trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, trong đó có mặt hàng tinh dầu.

+ Tập trung đẩy mạnh hoạt động giao dịch giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên các kênh của thương mại điện tử. Tiến hành xây dựng và đăng ký bảo hộ đối với sản phẩm Quế.

+ Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch- dịch vụ gắn văn hoá người dao, gắn với vùng quế để có thể tổ chức xuất khẩu tại chỗ.

- Gỗ rừng trồng chế biến:

+ Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đôỉ mới công nghệ, thiết bị chế biến để đổi mới cơ cấu sản phẩm có hàm lượng giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

+ Về thị trường xuất khẩu: ngoài thị trường Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đã và đang duy trì cần tập trung xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ, EU, trước mắt thông qua các kênh của thương mại điện tử, hội chợ, hiệp hội doanh nghiệp. Thông qua quỹ xúc tiến thương mại của tỉnh có thể thưởng cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2009 để đi khảo sát thị trường mới, quảng bá những mặt hàng mới cho những năm sau.

- Đối với sản phẩm may:

 Tuy có đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết được đời sống, việc làm cho hàng trăm lao động và là một ngành tương đối phù hợp với trình độ lao động địa phương. Nhưng hiện nay Công ty may cũng đang gặp khó khăn, trong thời gian tới ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, các ngành chức năng của địa phương cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu ổn định sản xuất đào tạo nhân lực, tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới...

Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010, các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của Sở Công thương Yên Bái./. 

SỞ CÔNG THƯƠNG YÊN BÁI

Tin liên quan