Bạn đang ở đây

Phát huy vai trò các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật

21/05/2021 08:19:11

Thời gian qua, các sở, ban, ngành đoàn thể đã phát huy vai trò chủ đạo trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

Sở Tư pháp đã cấp phát 18.000 Bản tin Tư pháp

Trong những năm qua, các các sở, ban ngành đã tập trung tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật Đất Đai năm 2013; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật mới được ban hành khác.

Tích cực phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tổ chức các buổi tuyên truyền, hoặc lồng ghép tuyên truyền, tổ chức hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ được 16.953 buổi cho 1.629.385 lượt người. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị. Công tác tuyên truyền lưu động tại vùng cao được quan tâm, toàn tỉnh đã tổ chức 1.467 đợt tuyên truyền lưu động tại vùng cao, tuyên truyền qua xe loa, trong đó, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 45 buổi tuyên truyền xe loa cổ động tại các huyện, thị xã, thành phố; tuyên truyền lưu động biểu diễn 195 buổi; tổ chức 149 buổi biểu diễn nghệ thuật; 415 buổi chiếu phim phục vụ nhân dân; tổ chức 57 buổi tuyên truyền xe loa, treo 70 băng rôn tuyên truyền; các đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố biểu diễn trên 140 buổi phục vụ cơ sở.

Cùng với đó, đã tổ chức biên soạn và phát hành các loại tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền. Trong đó, Sở Tư pháp đã cấp phát 52.335 bản tài liệu (trong đó có 225 đĩa tuyên truyền song ngữ Việt-Mông, 18.000 Bản tin Tư pháp, 34.100 tờ rời pháp luật, treo 50 băng zôn); Công an tỉnh đã cấp phát 6.830 bản tài liệu và 420 đĩa có nội dung tuyên truyền pháp luật; Sở Y tế đã cấp phát 58.300 bản; Cục thuế tỉnh đã cấp phát 5.041 bản và 85 đĩa tuyên truyền; Tỉnh đoàn thanh niên 37.000 bản tài liệu tuyên truyền; Tòa án nhân dân tỉnh đã cấp phát 12.500 tờ rời pháp luật; Tỉnh đoàn thanh niên đã cấp phát 12.000 tờ rời pháp luật; Ban Dân tộc tỉnh đã cấp phát 34.498 tờ rời pháp luật, treo 16 băng zôn, xây dựng 02 cụm pano...

Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã đăng tải, phát sóng trên 4.500 tác phẩm báo chí, tin, bài, ảnh có liên quan đến công tác PBGDPL, phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đông đảo cán bộ và nhân dân. Các sở, ban, ngành đã phối hợp tốt với Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” của Sở Tư pháp, chuyên trang “Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước” trên Báo Yên Bái; chuyên mục “Thuế, nguồn lực xây dựng đất nước”“Bạn hỏi cơ quan chức năng trả lời”, Chương trình “Tọa đàm về chính sách thuế”“Tọa đàm Các vấn đề xã hội” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái; “Đối thoại trực tuyến về chính sách thuế” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh của Cục thuế tỉnh…

Các sở, ngành cũng đã thường xuyên đăng tải các tin, bài hoạt động trong chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên Trang thông tin điện tử của ngành; thành lập các nhóm zalo, facebook, fanpage, mocha, youtube trên 7.000 tin, bài... điển hình như Tỉnh đoàn thanh niên, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Cục thuế tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh...

Công tác xét xử lưu động tại cơ sở được tăng cường nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đồng bào, nhân dân nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa. Trong đo, Ngành Tòa án, Kiểm sát đã lựa chọn những vụ án điểm có tính giáo dục pháp luật sâu sắc để tổ chức xét xử lưu động; phối hợp tổ chức khoảng 401 phiên tòa rút kinh nghiệm; đã tổ chức xét xử lưu động 50 phiên tòa xét xử lưu tại các nơi xảy ra vụ án hình sự, phát hiện tội phạm mới, phát sinh vụ án dân sự.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, PBGDPL còn được thực hiện thông qua các cuộc thi/hội thi tìm hiểu pháp luật. Các cấp, ngành đã tổ chức trên 40 hội thi/cuộc thi dưới các hình thức sân khấu hóa, thi viết như: Cuộc thi viết tìm hiểu “Bộ luật Hình sự”; Hội thi ‘Hòa giải viên giỏi” tỉnh Yên Bái năm 2020; cuộc thi “Tìm hiểu luật an toàn giao thông”; Hội thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; cuộc thi “Đường đi an toàn cho bạn - cho tôi” do các sở, ngành tham mưu như Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải...

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, thông qua các hội nghị, hội thảo và qua các buổi tuyên truyền được 12.468 hội nghị, buổi tuyên truyền pháp luật cho 912.795 người tham dựĐồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL qua ứng dụng mạng xã hội facebook, fanpape, zalo, điển hình như huyện Trấn Yên “Trấn Yên đất bốn mùa xanh”, “Trấn Yên toàn cảnh”, “Tuổi trẻ Trấn Yên”, “Phụ nữ Trấn Yên”; huyện Lục Yên “Tintuclucyen”, “Thongtinphapluatlucyen”…

Bên cạnh đó, việc biên soạn và phát hành các loại tài liệu như tời rời, tờ gấp, hỏi đáp pháp luật và thông qua các Trang thông tin điện tử, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tuyên truyền trên xe loa, qua các pa nô, băng zôn cũng đượ các địa phương quan tâm triển khai thực hiện,... các nội dung tập trung phổ biến các luật, nghị quyết mới được ban hành, các văn bản hướng dẫn liên quan trực tiếp đến cán bộ và Nhân dân, đặc biệt năm 2020 do tình hình dịch bệnh các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19, tuyên truyền cho Nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tuyên truyền Luật khám chữa bệnh, Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm…

Nguồn: Cổng TTĐT

Tin liên quan