Bạn đang ở đây

Kết nối kinh doanh qua Thaifex 2019

04/07/2019 09:01:01

Trong chuyến đến Thaifex 2019, bên cạnh việc tham dự hội chợ để tiếp cận đối tác, khách hàng, quảng bá sản phẩm hàng Việt, tìm hiểu xu hướng thực phẩm, đoàn DN Việt Nam còn đến khảo sát thực tế tại những DN, trung tâm thương mại, viện nghiên cứu của Thái Lan.

ket noi kinh doanh qua thaifex 2019
Gian hàng của Công ty nước mắm Khải Hoàn

Tại hội chợ, các DN Việt Nam như: Cỏ May, Khải Hoàn, Vinamit… đã mang đến những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam như: Gạo, nông sản tự nhiên, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc Công ty Cỏ May ông Phạm Minh Thiện - cho biết, công ty mang đến hội chợ những sản phẩm gạo được trồng theo phương thức sạch, với nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Cỏ May còn đem đến sản phẩm bột chả cá do các đầu bếp của chương trình chiếc thìa vàng tạo nên để thu hút khách quốc tế. “Các sản phẩm của chúng tôi được khách tham dự hội chợ đánh giá có vị ngon vượt trội. Tôi tin những sản phẩm của mình sẽ thích ứng được ở thị trường nước ngoài” - ông Thiện chia sẻ.

Bà Hồ Kim Liên - Giám đốc Công ty nước mắm Khải Hoàn cho hay, trong các ngày tham gia hội chợ, Khải Hoàn liên tục tiếp những đối tác lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ đến đàm phán hợp đồng. Bà cho rằng tham dự Thaifex đang mở ra nhiều cơ hội cho nước mắm Khải Hoàn - một sản phẩm duy nhất của Việt Nam được EU bảo hộ về chỉ dẫn địa lý. “Chúng tôi đã tiếp nhận khoảng 15 đơn đặt hàng từ các đối tác ngay tại hội chợ. Tuy nhiên, Khải Hoàn sẽ phải xem xét kỹ lưỡng để sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu mà nhà nhập khẩu đưa ra”, bà Liïn cho biết.

Với hai đoàn DN từ Bến Tre, Đồng Tháp đây là lần đầu tiên nhiều người trong số họ được đến một hội chợ quốc tế về thực phẩm. Những đơn vị này đa phần là cơ sở sản xuất nhỏ và vừa, đang đi học hỏi, để nâng tầm sản phẩm của mình theo xu hướng thế giới, khu vực. Sự bất ngờ, ngỡ ngàng là điều mà họ cảm nhận thấy ngay từ khi bước vào hội chợ.

Theo ông Phạm Thành Thái - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dừa Quốc Thắng (Bến Tre), sau lần tham gia hội chợ này ông thấy sản phẩm của DN mình cần phải có sự cải thiện trong quy cách đóng gói để có thể thu hút người tiêu dùng hơn. Thay vì chỉ tập trung ở thị trường Trung Quốc, thời gian tới, DN này sẽ hướng sản phẩm đến những thị trường tiềm năng khác trong khu vực Đông Nam Á.

Bà Hồ Thị Diễm Thúy - Chủ cơ sở sữa bắp Diễm Thúy 2 (Đồng Tháp) - chia sẻ, đã học hỏi được nhiều điều từ cách thiết kế bao bì thực phẩm cho tới những mẫu chai đựng sản phẩm. Bà dự định sẽ có những cải tiến để phù hợp cho cơ sở của mình ứng dụng vào sản phẩm sữa sen nhằm thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng…

Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA), thông qua các hoạt động thực tế tại Thaifex 2019, phần nào giúp DN nhất là DN khởi nghiệp nâng cao kiến thức nghiên cứu thị trường, trưng bày, quảng bá sản phẩm, cách tiếp thị bán hàng và nhất là học tập cách thiết kế bao bì, nhãn mác… để thành công trong tương lai và theo kịp thế giới.

Thaifex 2019 với sự hiện diện của khoảng 3.000 gian hàng, đại diện cho gần 50 quốc gia.

Trong chuyến đến Thaifex 2019, bên cạnh việc tham dự hội chợ để tiếp cận đối tác, khách hàng, quảng bá sản phẩm hàng Việt, tìm hiểu xu hướng thực phẩm, đoàn DN Việt Nam còn đến khảo sát thực tế tại những DN, trung tâm thương mại, viện nghiên cứu của Thái Lan.

ket noi kinh doanh qua thaifex 2019
Gian hàng của Công ty nước mắm Khải Hoàn

Tại hội chợ, các DN Việt Nam như: Cỏ May, Khải Hoàn, Vinamit… đã mang đến những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam như: Gạo, nông sản tự nhiên, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc Công ty Cỏ May ông Phạm Minh Thiện - cho biết, công ty mang đến hội chợ những sản phẩm gạo được trồng theo phương thức sạch, với nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Cỏ May còn đem đến sản phẩm bột chả cá do các đầu bếp của chương trình chiếc thìa vàng tạo nên để thu hút khách quốc tế. “Các sản phẩm của chúng tôi được khách tham dự hội chợ đánh giá có vị ngon vượt trội. Tôi tin những sản phẩm của mình sẽ thích ứng được ở thị trường nước ngoài” - ông Thiện chia sẻ.

Bà Hồ Kim Liên - Giám đốc Công ty nước mắm Khải Hoàn cho hay, trong các ngày tham gia hội chợ, Khải Hoàn liên tục tiếp những đối tác lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ đến đàm phán hợp đồng. Bà cho rằng tham dự Thaifex đang mở ra nhiều cơ hội cho nước mắm Khải Hoàn - một sản phẩm duy nhất của Việt Nam được EU bảo hộ về chỉ dẫn địa lý. “Chúng tôi đã tiếp nhận khoảng 15 đơn đặt hàng từ các đối tác ngay tại hội chợ. Tuy nhiên, Khải Hoàn sẽ phải xem xét kỹ lưỡng để sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu mà nhà nhập khẩu đưa ra”, bà Liïn cho biết.

Với hai đoàn DN từ Bến Tre, Đồng Tháp đây là lần đầu tiên nhiều người trong số họ được đến một hội chợ quốc tế về thực phẩm. Những đơn vị này đa phần là cơ sở sản xuất nhỏ và vừa, đang đi học hỏi, để nâng tầm sản phẩm của mình theo xu hướng thế giới, khu vực. Sự bất ngờ, ngỡ ngàng là điều mà họ cảm nhận thấy ngay từ khi bước vào hội chợ.

Theo ông Phạm Thành Thái - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dừa Quốc Thắng (Bến Tre), sau lần tham gia hội chợ này ông thấy sản phẩm của DN mình cần phải có sự cải thiện trong quy cách đóng gói để có thể thu hút người tiêu dùng hơn. Thay vì chỉ tập trung ở thị trường Trung Quốc, thời gian tới, DN này sẽ hướng sản phẩm đến những thị trường tiềm năng khác trong khu vực Đông Nam Á.

Bà Hồ Thị Diễm Thúy - Chủ cơ sở sữa bắp Diễm Thúy 2 (Đồng Tháp) - chia sẻ, đã học hỏi được nhiều điều từ cách thiết kế bao bì thực phẩm cho tới những mẫu chai đựng sản phẩm. Bà dự định sẽ có những cải tiến để phù hợp cho cơ sở của mình ứng dụng vào sản phẩm sữa sen nhằm thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng…

Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA), thông qua các hoạt động thực tế tại Thaifex 2019, phần nào giúp DN nhất là DN khởi nghiệp nâng cao kiến thức nghiên cứu thị trường, trưng bày, quảng bá sản phẩm, cách tiếp thị bán hàng và nhất là học tập cách thiết kế bao bì, nhãn mác… để thành công trong tương lai và theo kịp thế giới.

Thaifex 2019 với sự hiện diện của khoảng 3.000 gian hàng, đại diện cho gần 50 quốc gia.

Tin liên quan