Bạn đang ở đây

Sản xuất công nghiêp và kinh doanh thương mại 7 tháng đạt tốc độ tăng trưởng khá

02/08/2012 10:58:16

Chi phí đầu vào tăng cao, thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm sút, một số sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho lớn; lãi xuất cho vay đã giảm nhưng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Trước những khó khăn nhiều giải pháp và chính sách đã được triển khai, cộng với nỗ lực khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại tháng 7 và 7 tháng đạt kết quả khá so với năm 2011 cụ thể:

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 07/2012 ước đạt 318,564 tỷ đồng tăng 3,3% so với thực hiện tháng trước và tăng 23,8% so với tháng 07 năm 2011; luỹ kế ước đạt 1.914,517 tỷ đồng, bằng 49,09% kế hoạch năm, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 86,812 tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 543,276 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 211,487 tỷ đồng, tăng 7,3 % so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 1.256,734 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 20,265 tỷ đồng, tăng 16,9% so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 114,507 tỷ đồng, tăng 166,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2012 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 20,87%, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 42,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 22,4%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 11,7%.

Sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp: Quặng sắt ước đạt 86.200 tấn, tăng 24% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 222.766 tấn, tăng 372,3% so với cùng kỳ; Tinh dầu quế ước đạt 34,5 tấn, tăng 23,5% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 182,1 tấn, tăng 47,4% so với cùng kỳ; Đũa gỗ xuất khẩu ước đạt 56 triệu đôi, tăng 4,7% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 312,8 triệu đôi, tăng 21,9% so với cùng kỳ; Giấy bìa các loại ước đạt 3.530 tấn, tăng 9,9% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 18.879 tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ; Gạch xây dựng ước đạt 27.641 ngàn viên, tăng 7,6% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 155.370 ngàn viên, tăng 34,6% so với cùng kỳ; Fenspat bột ước đạt 16 ngàn tấn, tăng 10,3% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 79,907 ngàn tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ; Chè chế biến ước đạt 3.686 tấn, tăng 17,3% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 11.733,9 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ; Điện thương phẩm ước đạt 31.812 ngàn Kwh, tăng 4% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 226.332,6 ngàn kwh, tăng 13,7% so với cùng kỳ,….

Tình hình kinh doanh thương mại trên địa bàn trong tháng 7 ổn định, giá cả các mặt hàng không có biến động lớn.Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 07/2012 giảm 0,42% so với tháng trước, tuy nhiên bình quân so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 14,02%, trong đó một số nhóm hàng tăng cao như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,93%; đồ uống và thuốc lá tăng 7,82%; nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD tăng 8,99%; giao thông tăng 9,52%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 10,29%.... Chỉ số giá vàng trong tháng 07/2012 giảm 0,02% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng 13,76%. Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 07/2012 tăng 0,5% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước giảm 0,5%.. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 7/2012 ước đạt 639,516 tỷ đồng, tăng 2,86% với tháng trước, lũy kế ước đạt 4.383,439 tỷ đồng, bằng 62,62% kế hoạch, tăng 26,83% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 43,065 tỷ đồng, lũy kế đạt 295,811 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,74%; các khu vực kinh tế khác ước đạt 596,451 tỷ đồng, lũy kế đạt 4.087,628 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,26%.

Hoạt động xuất khẩu đạt kết quả khá, kim ngạch xuất khẩu tháng 07/2012 ước đạt 3.951 ngàn USD, tăng 2,71% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 24.335,8 ngàn USD, bằng 60,83% kế hoạch, tăng 36,06% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là: nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt); chè, giấy vàng mã; nhóm hàng nông lâm sản. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: Công ty TNHH TMSX XNK Đạt Thành; Công ty liên doanh cacbonnat YBB; Công ty CP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Cty CP Mông Sơn; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, với sự quyết tâm của toàn ngành Công Thương cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đã dần đi vào thực tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi được hưởng những chính sách ưu đãi của tỉnh đã vực lại được tiềm năng vốn có của mình tiếp tục sản xuất mang lại hiệu quả cho xã hội. Để tiếp tục phát huy được những lợi thế của ngành, Sở Công Thương sẽ  tập trung triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

 Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, với Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; kiểm tra đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Các ngành, địa phương phải tích cực chủ động, phối hợptriển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số: 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện, kỹ thuật an toàn môi trường, quản lý khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, quản lý kinh doanh hóa chất; nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh để đề xuất các giải pháp, chính sách tháo gỡ cụ thể.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại. Động viên các doanh nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: xi măng; Felspat bột; bột đá; Giấy đế, giấy vàng mã, chè…tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp - TTCN các địa phương.

Tăng cường công tác quản lý nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên cơ sở quy định của pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng. Kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường và sử lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.

Tiếp tục triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật kinh doanh, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm về quản lý giá, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng ./.

Nguồn: Phòng KHTH

Tin liên quan