Bạn đang ở đây

Kinh tế toàn cầu tổn thất tới 4,1 nghìn tỷ USD do Covid-19

06/04/2020 15:21:25

Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra ngày 3/4, đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu lên tới 4,1 nghìn tỷ USD khi dịch bệnh đang tàn phá ở Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế lớn khác.

Tác động ước tính tương đương với gần 5% sản lượng trên toàn thế giới dựa trên một loạt các kịch bản, mà các nhà phân tích cho rằng thiệt hại từ "đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua" còn có thể cao hơn bởi vì kết quả này tạm thời chưa tính đến tác động lâu dài đối với chăm sóc sức khỏe và giáo dục. ADB cho biết, thời gian ngắn hơn kiềm chế dịch bệnh có thể giảm tổn thất tới 2 nghìn tỷ USD.

kinh te toan cau ton that toi 41 nghin ty usd do covid 19

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến các thị trường chứng khoán quay cuồng khi các nhà giao dịch băn khoăn về tác động dài hạn đối với nền kinh tế thế giới, mặc dù các chính phủ và các ngân hàng trung ương đã có những động thái để giảm bớt tổn thất, cam kết kích thích hơn 5 nghìn tỷ USD và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Với số lượng các ca nhiễm bệnh đã vượt trên 1 triệu ca và hàng chục nghìn người chết, cùng với những cảnh báo rằng các con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi căn bệnh này lan nhanh. Với hàng tỷ người bị cách ly và nền kinh tế rơi vào bế tắc, ADB cho biết châu Á được dự báo sẽ tăng 2,2% trong năm nay, tốc độ chậm nhất kể từ khi tăng trưởng 1,7% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.

Nhà kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada cho biết hiện không ai có thể nói đại dịch Covid-19 có thể lan rộng đến mức nào và việc ngăn chặn có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Khả năng bất ổn tài chính nghiêm trọng và khủng hoảng tài chính không thể giảm đi. Các dự báo cho rằng, sự bùng phát của virus corona mới sẽ được ngăn chặn trong năm nay và trở lại trạng thái bình thường vào năm 2021. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bùng phát thêm và mức độ nghiêm trọng của đại dịch vẫn chưa chắc chắn. Kết quả có thể tồi tệ hơn dự báo và tăng trưởng có thể không phục hồi nhanh chóng.

Tăng trưởng ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thể chậm lại 2,3% trong năm nay so với 6,1% vào năm 2019, trước khi hồi phục vào năm 2021. Sự bùng phát dịch bệnh đã và đang trở thành một cú sốc về cầu khi mọi người ở nhà. Và cũng trở thành cú sốc về nguồn cung khi các công ty bị thiếu hụt lao động và các nguyên liệu khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. GDP của Trung Quốc có thể bị tổn thất 628 tỷ USD, tương đương gần 5%.

Nguồn: báo Công thương

Tin liên quan