Bạn đang ở đây

EU hạn chế quyền tiếp cận thị trường đối với 5 quốc gia và có thể ảnh hưởng đến nước Anh hậu Brexit

02/08/2019 10:12:15

Theo đó, quyết định của Ủy ban châu Âu loại bỏ quyền tiếp cận thị trường đối với Argentina, Australia, Brazil, Canada và Singapore. Trước đó, EU dành tiếp cận thị trường tài chính cho các công ty ngoài EU là những công ty tài chính, đầu tư, thanh toán bù trừ hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng ngoài EU theo hệ thống “tương đương” miễn là các quy tắc trong nước phù hợp với quy tắc của EU.

eu han che quyen tiep can thi truong doi voi 5 quoc gia va co the anh huong den nuoc anh hau brexit

Đây là một hệ thống mà Vương quốc Anh có thể sẽ phải xem xét lại sau khi rời khỏi khối thương mại châu Âu. Châu Âu đã quy định rằng Anh phải dựa vào các điều khoản tương đương để tiếp cận thị trường chung hậu Brexit. Động thái này được cảnh báo rằng Anh cần phải phù hợp với các quy tắc của EU nếu muốn tham gia các sàn giao dịch và các công ty tài chính tiếp tục tiếp cận trực tiếp với khách hàng trong khối. Đây là lần đầu tiên EU rút lại các quyền tiếp cận thị trường, mặc dù một số quyền tạm thời cho Thụy Sĩ đã mất hiệu lực vào đầu năm nay. Khoảng 40 điều khoản tương đương nằm rải rác trong các quy định tài chính khác nhau của EU và nhằm đảm bảo rằng các sàn giao dịch, nhà môi giới và các công ty khác có trụ sở tại các trung tâm tài chính ngoài EU có thể phục vụ khách hàng châu Âu, miễn là họ phải tuân theo quy định và giám sát mạnh mẽ. Các quy định này được sử dụng bởi hơn 30 quốc gia.

Brussels khẳng định, Vương quốc Anh sẽ phải dựa vào sự tương đương để tiếp cận thị trường sau Brexit, khi ngành tài chính sẽ mất quyền liên tục cung cấp dịch vụ trên toàn thị trường. EU từ chối các nỗ lực của cựu Thủ tướng Anh Theresa May để bảo đảm một chế độ tiếp cận toàn diện và lâu dài hơn. Tuy nhiên, những lo ngại của Anh là không có cơ sở vì quá trình này cho thấy khối liên minh cẩn thận như thế nào về việc cắt giảm quyền tiếp cận thị trường, lưu ý rằng EU đã chờ đợi sáu năm để hành động. Đó là một quá trình dài và thực sự là một cuộc đàm phán kéo dài vài năm. Động thái này liên quan đến luật pháp của EU từ năm 2013. Các quan chức EU nhấn mạnh rằng sự tương đương không phải là chế độ tiếp cận thị trường duy nhất mà EU đưa ra cho các cơ quan xếp hạng tín dụng. Một chế độ riêng được gọi là chứng thực, cho phép các cơ quan riêng lẻ có quyền tiếp cận bằng cách thiết lập các cơ sở chứng nhận xếp hạng ở EU. Chính bởi vậy, cơ quan xếp hạng của Canada DBRS cho biết quyết định của Ủy ban Châu Âu về việc hủy bỏ sự tương đương đối với Canada sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức này tại EU.

Tin liên quan