Bạn đang ở đây

Yên Bái: Tình hình sản xuất chế biến kinh doanh chè đầu vụ thu hái

01/07/2016 08:24:04

Hơn thế, chè xanh còn có tác dụng chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn. Với những tác dụng tôt cho sức khỏe như vậy nên những năm gần đầy nhu cầu sử dung chè xanh đã tăng lên đáng kể (đặc biệt các nước thuộc Châu Á).

Hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu chè tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ, là nước xuất khẩu Chè đứng thứ 5 thế giới, sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka. Diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 124.000 ha. Sản lượng chè năm 2013 đạt 210.000 tấn trong đó 160.000 tấn (chiếm 76%) dành cho xuất khẩu đạt kim ngạch 243 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Mỹ, Iran, Ba Lan và Malaysia.

Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ hai cả nước. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 11.158 ha chè, trong đó có hơn 2.296 ha chè Shan, trên 2.668 ha chè lai LDP, 1.551 ha chè nhập nội, 4.688 ha chè trung du....Vùng chè tập trung có diện tích lớn nhất  là các huyện Văn Chấn 4.354 ha, Trấn Yên 2.180 ha và Yên Bình 1.917 ha. Năng suất chè búp tươi năm 2016 đạt bình quân 10 tấn/ha. Sản lượng chè búp tươi đạt từ 91.014 tấn/năm. Tổng sản lượng chè khô đạt 33.000 tấn chè khô gồm chè đen, chè xanh các loại.

Tính đến hết năm 2015 trên địa bàn có 99 cơ sở chế biến  và khoảng 400 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình. Tổng công suất chế biến theo thiết kế là 1.171 tấn chè búp tươi/ngày. Do nhiều cơ sở chế biến xây dựng không theo quy hoạch vì vậy nguyên liệu chè búp tươi mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của các cơ sở chế biến.

Vào vụ Chè năm nay, đã có không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn Tỉnh. Lượng chè búp tươi chưa nhiều nên các doanh nghiệp sản xuất lớn chưa có đủ nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất. Giá nguyên liệu chè búp tươi trung bình từ 3.000 – 3.500đ/kg. Đem lại cho người dân thêm thu nhập và tạo lòng tin cho những cơ sở chế biến. Sản lượng chè búp tươi 5 tháng đầu năm 2016 đạt 7.290 tấn tăng 6,49% so với cùng kỳ.

Trên địa bàn tỉnh hiện tượng pha trộn thêm nhiều phụ gia không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như bột ngô, bột sắn và cả bột đất, đá, cao lanh vào chè để búp chè đẹp và nặng hơn, tăng lợi nhuận của một bộ phận sản xuất chè nhỏ lẻ đã không còn.

Về lâu dài để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh ngành chè Yên Bái, Tỉnh ủy Yên Bái đã có Kết luận số 11-KL/TU ngày 11 tháng 4 năm 2012 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy khoa XVI về “ Phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010”. Tỉnh ủy đã giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ TỈNH YÊN BÁI” giai đoạn 2013-2015.

Thực hiện Kết luận 11 Tỉnh đang  khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến chè với công nghệ tiên tiến như dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ CTC, dây chuyền sản xuất chè xanh chất lượng cao, dây chuyền tinh chế và đấu trộn chè thành phẩm, chế biến chè nhúng, chè hòa tan, chè thảo mộc...Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Yên Bái ngoài cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Yên Bái sẽ có những chính sách ưu đãi như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, lãi suất sau đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư…tạo điều kiện tốt nhất cho công nghiệp sản xuất chế biến chè.

Sở Công Thương quản lý việc phát triển các cơ sở chế biến chè, trong hoạt động khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền máy móc, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm chè theo quy hoạch. Đã xây dựng 03 đề án khuyến công địa phương năm 2016 hỗ trợ máy móc thiết bị chế biến chè huyện Văn Chấn và huyện Trấn Yên. Lực lượng quản lý thị trường đã có biện pháp để ngăn ngừa xử lý gian lận, làm hàng giả, nhái, kém chất lượng. Hướng dẫn các doanh nghiệp  trong sản xuất sạch hơn. Giúp đỡ các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè cho các doanh nghiệp. Tập trung xây dựng đường điện cung cấp điện ổn định cho các xã vùng chè  trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng được chú trọng như hỗ trợ xây dựng các trang Web để quảng bá thương hiệu, đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Tỉnh, giới thiệu sản phẩm chè tham dự các hội chợ xúc tiến thương mại các tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ.

Để sản xuất, kinh doanh chè hiệu quả, người làm chè sống được bằng chè,. Người dân, doanh nghiệp cần hướng đến sản xuất chè sạch, chè an toàn, thay đổi cách làm chè bằng kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ngành nông nghiệp, các huyện, thị phải thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, doanh nghiệp về sản xuất, chế biến chè an toàn, chè sạch. Tăng cường công tác quản lý, rà soát các đơn vị chế biến trên địa bàn.

 Tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư riêng trong sản xuất chế biến chè, nhất là trong chế biến chè sạch, chè an toàn, chè tinh. Đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống, thu nhập ổn định cho người dân làm Chè./.

Nguồn: Phòng QLCN

Tin liên quan