Bạn đang ở đây

Yên Bái: Thực hiện tốt công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2016 do ngành công thương quản lý

01/08/2016 08:01:29

Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch số 216, 843/KH-SCT về việc triển khai làm việc với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Kế hoạch số 75/KH -SCT ngày 31/3/2016 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016; Kế hoạch số 625/KH - SCT ngày 14/4/2016 về việc triển khai “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016; Kế hoạch số 2120/KH - SCT ngày 9/12/2015 về việc triển khai công tác kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm do ngành công thương quản lý - năm 2016. Xây dựng văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng kinh tế/kinh tế và hạ tầng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các Thông tư mới ban hành trong lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; xây dựng văn bản Phối hợp với các huyện, thị, thành phố tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về ATTP trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội Xuân 2016; chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Sở đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng chương trình truyền hình chuyên đề về ATTP do ngành công thương quản lý; xây dựng 03  bài viết nội dung tuyên truyền về công tác ATTP thông qua bản tin công thương; thông qua các lớp tập huấn kiến thức ATTP đã tuyên truyền trực tiếp cho trên 79 lượt người là chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh của 09 huyện, thị xã, thành phố về Luật ATTP và các quy định trong sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tính đến 31/5/2016 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 1.500 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực ngành công thương quản lý; 6 tháng đầu năm ngành đã tổ chức cấp cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho 65 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho 79 người. Thành lập 02 đoàn kiểm tra tuyến tỉnh phối hợp với Chi cục quản lý thị trường, Phòng kinh tế ( kinh tế hạ tầng ) thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình, kiểm tra 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành công thương quản lý ( trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016 ); kiểm tra định kỳ 28 cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức rà soát làm việc tại 143 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh; Thanh tra Sở thành lập 02 đoàn kiểm tra 06 cơ sở không chấp hành các quy định. Kiểm tra trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016: 11 cơ sở ( 04 cơ sở sản xuất, 07 cơ sở kinh doanh), có 10 cơ sở vi phạm. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch 28 cơ sở sản xuất thực phẩm, 18 cơ sở vi phạm. Rà soát 143 cơ sở sản xuất, kinh doanh để nắm tình hình việc chấp hành các quy định về ATTP, có 90 cơ sở vi phạm. Thanh tra sở đã thanh tra 06 cơ sở vi phạm không chấp hành các quy định, xử phạt với tổng số tiền phạt là 5.000.000 đồng. Qua công tác thanh tra kiểm tra cho thấy lỗi vi phạm chủ yếu của các cơ sở sản xuất kinh doanh là: không thực hiện các quy định về việc xin cấp mới hoặc xin cấp đổi lại đối với giấy chứng nhận đã hết hạn (Giấy xác chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy khám sức khỏe, xét nghiệm mẫu sản phẩm). Hình thức sử lý: Các đoàn thanh tra kiểm tra chủ yếu tập trung vào hướng dẫn nhắc nhở các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chấp hành các quy định về ATTP; gửi thông báo nhắc nhở cho 143 cơ sở (trong đó: nhắc nhở lần 1: 104 cơ sở; nhắc nhở lần 2: 37 cơ sở; nhắc nhở lần 3: 2 cơ sở sau khi kiểm tra vẫn chưa thực hiện theo quy định); xử phạt 06 sở do không tập huấn xác nhận kiến thức ATTP.

      Đa số cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm đã có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện khám sức khoẻ và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và những người liên quan trực tiếp đến sản xuất chế biến thực phẩm; khu vực sản xuất tương đối sạch sẽ, đã có giá kệ theo quy định, nhân viên trực tiếp chế biến mang bảo hộ lao động đầy đủ khi trực tiếp tham gia sản xuất. Tuy nhiên còn rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh còn chưa chủ động thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xác nhận kiến thức ATTP, xét nghiệm mẫu sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

  Một số khó khăn là các văn bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đều mới có hiệu lực thi hành, một số thông tư chuyên ngành chưa có hướng dẫn cụ thể do vậy rất khó khăn trong công tác triển khai; Nhất là sự bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP gây trở ngại trong việc thực thi pháp luật; những quy định ATTP giữa các bộ, ngành được phân công quản lý ATTP còn nhiều vướng mắc, dẫn đến sự chồng chéo và bỏ sót trong quản lý. Tại một số địa phương, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý ATTP; sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng còn mang tính hình thức, chưa phát huy chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý. Ngoài ra do chưa được phân bổ kinh phí trong chương trình mục tiêu Quốc gia do vậy không có kinh phí để tổ chức tuyên truyền, tập huấn, thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nguồn: Phòng CN&NN

Tin liên quan