Bạn đang ở đây

Tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ

01/08/2016 08:10:14

Thông báo kết luận nêu rõ, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng để liên kết tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hỗ trợ quyết định việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoàn chỉnh. Mặt khác việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ làm tăng giá trị sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới và là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nhiệp hỗ trợ. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng sẽ áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (trong đó có lĩnh vực ô tô và cơ khí chế tạo)…

Tuy nhiên, những chính sách hiện hành cần hoàn thiện và đồng bộ để thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ nước ta phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình cơ khí trọng điểm; thành lập các Tổ chuyên gia có chuyên môn sâu, có sự tham gia của các Hiệp hội để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể theo từng ngành, từng loại sản phẩm, theo vùng miền; đề xuất chính sách kêu gọi đầu tư và huy động vốn; tăng cường liên kết giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Đề án chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn tới năm 2035 và Chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong quý IV/2016 xem xét, quyết định.

Bộ Công Thương tích cực tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4370/VPCP-KTN ngày 06/6/2016 về lộ trình áp dụng khí thải ô tô (có liên quan tới lộ trình sản xuất nhiên liệu và động cơ

Tin liên quan