Bạn đang ở đây

Tăng cường kết nối, ổn định giá cả thị trường

13/07/2016 10:02:55

Theo đó, trong thời gian qua Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, diễn biến cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là trong các ngày lễ, tết. Thực hiện trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động quản lý thương mại như quy hoạch và xây dựng hạ tầng thương mại, công tác quản lý khai thác chợ, công tác xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm… Việc trao đổi thông tin đem lại kết quả thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước, góp phần mở rộng hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương đến thị trường và các kênh phân phối lớn của TP HCM.

Đối với chương trình BOTT trong những năm qua đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cụ thể các mặt hàng trong chương trình bình ổn đều do các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất, chiếm từ 90- 95% trên tổng số hàng hóa được thực hiện. Đến nay, đã có 141 DN tham gia thực hiện chương trình bình ổn giá, kết nối với các ngân hàng thương mại cho DN vay với tổng số tiền hơn 23.900 tỉ đồng gồm TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Chương trình hợp tác thương mại (HTTM) giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL về kết nối cung - cầu hàng hóa ổn định thị trường đến nay đã phát huy được hiệu quả tích cực. Thông qua giới thiệu của Sở Công Thương các tỉnh, thành, đến nay chương trình BOTT của TP. Hồ Chí Minh đã có 1.349 hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa các địa phương với tổng trị giá trên 20.000 tỉ đồng, trong đó tiêu thụ hàng hóa các tỉnh trên 13.500 tỉ đồng và cung ứng hàng hóa cho các tỉnh trên 6.500 tỉ đồng.

Trong những tháng cuối năm 2016, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, ổn định giá cả thị trường, diễn biến cung cầu hàng hóa theo hướng địa phương nào có giá cả tăng đột biến bất thường thì đề nghị các tỉnh, thành hỗ trợ hàng hóa kịp thời. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khi thị trường có biến động lớn, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý. Tăng cường công tác niêm yết giá theo vùng, trong đó tập trung cung ứng hàng hóa hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. Thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa ở các tỉnh, thành để tìm đầu ra cho sản phẩm các địa phương. Tăng cường kết nối địa phương với các tổ chức tín dụng, xử lý biến động thị trường, nâng cao năng lực DN, giúp người dân tiếp cận hàng hóa có chất lượng...

Tin liên quan