Bạn đang ở đây

Giải báo chí 65 năm ngành Công Thương: Sức mạnh lan tỏa

11/05/2016 08:16:04

Con số “khủng” tác phẩm dự giải

Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 65 năm Ngày thành lập ngành Công Thương, Giải báo chí 65 năm ngành Công Thương chính thức được phát động từ ngày 3/2/2016. Ngay từ ngày đầu phát động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Trưởng Ban tổ chức giải - đã nhận định: “Lần đầu tổ chức giải thưởng không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi đã tranh thủ sự vào cuộc và hỗ trợ của Hội Nhà báo Việt Nam, giải thưởng sẽ thành công”.

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt của Ban Tổ chức giải, chỉ sau hơn 2 tháng từ ngày phát động, số lượng tác phẩm dự thi đã lên đến con số 1.475, từ trên 80 cơ quan báo chí trên cả nước. “Con số này  phản ánh sự làm việc nghiêm túc và hiệu quả cao của Ban tổ chức. Đây là kết quả ấn tượng và bất ngờ” - Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Hữu Quý, Phó Trưởng ban tổ chức giải - chia sẻ.

Vòng tuyển chọn ban đầu các tác phẩm dự thi

Trao đổi về số lượng tác phẩm dự giải, nhà báo Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam - đánh giá: “Là một giải báo chí ngành, nhưng số lượng tác phẩm gửi về chỉ đứng sau giải báo chí Quốc gia. Đây thực sự là thành công lớn cho những người tổ chức giải thưởng”.

Phản ánh tinh tế và đa dạng

Không chỉ thành công ở số lượng tác phẩm dự giải, chất lượng của các tác phẩm Giải báo chí 65 ngành Công Thương  cũng được đánh giá cao. Với số lượng dán phim cách nhiệt cho xe ô tô, chất lượng ấy đòi hỏi các giám khảo - những người được giao nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” - khá căng thẳng để tìm ra các tác phẩm thực sự xứng đáng vinh danh trong lễ trao giải.

Tổng Biên tập Báo Năng lượng mới Nguyễn Như Phong - thành viên chấm chung khảo - đánh giá cao chất lượng tác phẩm lọt vào vòng chung kết, đặc biệt là các tác phẩm/nhóm tác phẩm của Báo Công Thương, Đầu tư, Công an nhân dân...

“Tôi khá bất ngờ bởi những tác phẩm dự thi của Báo Công Thương bởi chất lượng rất tốt, thể hiện rõ nét việc nhà báo đã có sự tác nghiệp nghiêm túc và thực sự “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Tác phẩm Báo Công An nhân dân thể hiện rõ “đặc sản” của mình là tính điều tra rất cao…” - ông Nguyễn Như Phong nhấn mạnh.

Nếu như nhóm tác phẩm “Cởi trói cho doanh nghiệp Nhà nước” thuộc Báo Năng lượng mới được đánh giá cao cả về nội dung, cách thức truyền tải và tính thời sự của thông tin, xứng đáng được nhận giải đặc biệt, thì nhóm tác phẩm “Ngành mía đường – những nút thắt cần tháo gỡ” (5 kỳ) của Báo Công Thương lại chinh phục hoàn toàn các thành viên ban giám khảo bởi sự đầu tư nghiêm túc, cách tiếp cận thời sự, cách thể hiện có sức thuyết phục với một vấn đề “nóng”. những vấn đề lớn của ngành Công Thương như câu chuyện về đường dây 500 kV, thành tựu lớn trong ngành Dầu khí, xăng dầu, xuất khẩu gạo, thủy sản... được các nhà báo khai thác với các góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, còn nhiều tác phẩm chất lượng thuộc vấn đề mới như: Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi; đưa nông sản Việt vào siêu thị nước ngoài... Có thể nói, 69 tác phẩm được chọn vào chung khảo là 69 câu chuyện được kể bằng ngòi bút tinh tế, đa dạng. Từng câu chuyện được đặt lên “bàn cân” so sánh, tranh luận, nhưng với sự đồng thuận rất cao, 35 tác phẩm xứng đáng đã được chọn vinh danh trong buổi trao giải được tổ chức ngày 11/5.

Công tác tuyển chọn, chấm giải được Ban tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ

Xin mượn lời của nhà báo Trần Bá Dung thay đoạn kết: “Chúng tôi thường nói với nhau, muốn đánh giá một tác phẩm báo chí có hay không, hãy đo xem lượng mồ hôi nhà báo đã đổ ra cho tác phẩm báo chí đó như thế nào. Công sức, những giọt mồ hôi của các phóng viên, nhà báo đến từ hơn 80 cơ quan báo chí trên cả nước đã và đang trở thành món quà ý nghĩa nhất dành cho sự kiện 65 năm thành lập ngành Công Thương”.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Giải báo chí 65 năm ngành Công Thương:

Các tác phẩm đạt giải thực sự là những tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện được bức tranh sinh động của ngành Công Thương. Các tác phẩm đều đi vào lòng người, giúp bạn đọc, nhân dân, công chúng hiểu được những đóng góp lớn của ngành Công Thương đối với sự phát triển của đất nước.

Theo Báo Công Thương

Tin liên quan