Bạn đang ở đây

ĐIỂM MỘT SỐ SỰ KIỆN CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2017

08/02/2018 15:34:38

 

Khách hàng tham quan, mua sắm tại phiên ch

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Yên Bái. Từ ngày 17/4 - 28/4/2017, Sở Công Thương Yên Bái đã phối hợp với UBND các huyện Lục Yên, Yên Bình tổ chức thành công 02 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa.

 

Mỗi phiên chợ năm nay được tổ chức đã thu hút được trên 25 gian hàng của 15 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia với các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như: Giày dép, quần áo, văn phòng phẩm…Thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn các doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi để quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tăng thị phần, phát triển thị trường nội địa.

Chương trình đưa hàng Việt về miền núi đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng nông thôn, miền núi, tạo cho người tiêu dùng tiếp cận, hiểu biết và có thói quen sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng bán hàng Việt

Ngày 17/5/2017 Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức lớp đào tạo, tập huấn lớp kỹ năng bán hàng Việt cho 70 học viên là các doanh nghiệp, Siêu thị, Trung tâm thương mại, cửa hàng, các hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh hàng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương trình Kỹ năng bán hàng Việt. Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng Kỹ năng bán hàng Việt cho các doanh nghiệp, Siêu thị, Trung tâm thương mại, cửa hàng, các hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh hàng Việt trên địa bàn tỉnh là sự cần thiết mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hoạt động thương mại nhiều cạnh tranh, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh không bị yếu thế so với doanh nghiệp nước ngoài ngay chính thị trường nội tỉnh./.

Tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đã phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công thương Trung ương khai giảng lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp năm 2017” cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xúc tiến thương mại của phòng kinh tế - hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố và hơn 60 doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn tỉnh.

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/6_2017/149836_tap%20huan%20nang%20cao.jpg

Quang cảnh lớp tập huấn.

Các học viên đã được cập nhật kiến thức một số chuyên đề: tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế thời kỳ hội nhập và cách hành xử của doanh nghiệp Việt Nam; mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp và biện pháp đối kháng, tự vệ trong thương mại quốc tế, cách vận dụng và ứng xử của Việt Nam cho từng ngành hàng nông sản, dệt may, đồ gỗ, khoáng sản ở từng thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ; tình hình kinh tế thế giới và trong nước sau 8 năm Việt Nam gia nhập WTO, vấn đề đặt ra đối với quản lý Nhà nước về thương mại và quản lý kinh doanh.

 

Lực lượng quản lý thị trường kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống

Ngày 30/06/2017 tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Chi cục Quản lý thị trường đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng 03/07/1957 – 07/07/2017.

 

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/6_2017/150535_anh-4.jpgThừa ủy quyền, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen của Bộ Công thương cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác, nghiệp vụ.

Đến dự có các đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Trương Ngọc Biên – Giám đốc Sở Công Thương, các vị lão thành nguyên là lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường tỉnh Yên Bái, các cán bộ hưu trí cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên chức người lao

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng đã ghi nhận và biểu dương sự đóng góp của lực lượng QLTT tỉnh trong những năm qua. Đồng chí nhấn mạnh: Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của tỉnh thì nhiệm vụ QLTT thời gian tới rất quan trọng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ QLTT, kiểm soát viên phải kiên quyết trên mặt trận chống buôn lậu; chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Yên Bái, Bộ Công Thương đã tặng bằng khen cho 6 tập thể và 15 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và thi đua kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành; 18 cá nhân được Bộ Công thương tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành công thương Việt Nam.

 

Chi cục Quản lý thị trường Yên Bái đối thoại trực tuyến "Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu"

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/7_2017/150671_chu-de.jpgSáng 5/7, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân về chủ đề: "Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu".

Ông Phan Bá Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái tham gia đối thoại với nhân dân.

Cuộc đối thoại đã thông tin kịp thời và giải đáp thắc mắc, kiến nghị, của nhân dân và doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

 

Lãnh dạo Chi cục Quản lý thị trường đối thoại trực tuyến với nhân dân.

Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh xăng dầu 6 tháng đầu năm 2017

Chiều ngày 28 tháng 7 năm 2017, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức  Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh xăng dầu 06 tháng đầu năm 2017, phổ biến một số quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

 

Đến dự hội nghị có sự góp mặt của hơn 60 đại biểu đến từ 60 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\HOI NGHI XUAT KHAU\HN xang dau 6 thang\IMG_5222.jpgtỉnh. Ông Trương Ngọc Biên - Giám đốc Sở Công Thương chủ trì hội nghị, Ông Đỗ Nhân Nghĩa - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cùng tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, Lãnh đạo Sở Công Thương, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã trực tiếp trả lời ý kiến, những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu./.

Tham gia Hội chợ Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2017

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\HC Da Nang 2014\hoi cho 2017.jpg

Ngày 11/8/2017, lãnh đạo Sở Công Thương Yên Bái, Trung tâm Xúc tiến thương mại cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham dự khai mạc Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2017 tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm TP. Đà Nẵng. Đây là hoạt động nằm hoạt động trọng điểm nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, được tổ chức thường niên do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Đà Nẵng chỉ đạo thực hiện. Hội chợ diễn ra từ ngày 11-16/8/2017.

Hưởng ứng chương trình này, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái đã tổ chức 02 gian hàng của tỉnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như chè, quế, tinh bột sắn, các sản phẩm từ đá quý, các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng; sản phẩm đá xẻ, bột đá CaCO3, thổ cẩm... gian hàng của tỉnh Yên Bái đã thu hút được nhiều khách hàng, doanh nghiệp; các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham quan. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong tỉnh gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và liên kết mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Tổ chức hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tôn lợp 3 lớp

Ngày 15/8/2017, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã chủ trì chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Trung tâm Khuyến công) phối hợp với Công ty TNHH Trường Phú và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tôn lợp 3 lớp tại Cụm công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Công Thương tỉnh Yên Bái; lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Khuyến công; đại diện phòng Kinh tế thành phố Yên Bái; đại diện Tổ quản lý các Cụm công nghiệp thành phố Yên Bái; đại diện các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất tôn lợp 3 lớp - Công ty TNHH Trường Phú đã đáp ứng được mục tiêu giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá. Trên cơ sở đó khuyến khích các doanh nghiệp khác trên địa bàn, các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại để tăng khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động./.

Khai mạc Hội chợ Công thương khu vực Tây Bắc - Yên Bái năm 2017

(Lãnh đạo tỉnh và các ngành cắt băng khai mạc HC)

http://baoyenbai.com.vn/Includes/NewsDetail/11_2017/dt_201120172142_5.jpgTối 20/11, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Công thương khu vực Tây Bắc – Yên Bái năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Công thương tổ chức.

Hội chợ với quy mô trên 300 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, triển lãm, giới thiệu các mặt hàng đa dạng, phong phú, chất lượng với các sản phẩm công nghiệp tiêu biểu của tỉnh; các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, lương thực, thực phẩm chế biến; hàng hóa sản phẩm của làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ; hàng may mặc, thời trang; hàng tiêu dùng và đồ gia dụng...

Đây cũng là dịp để tỉnh Yên Bái giới thiệu, quảng bá về các thành tựu kinh tế - xã hội, về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh cùng các chính sách ưu đãi đầu tư đến với các nhà quản lý, các doanh nhân, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. 

Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu năm 2017

http://baoyenbai.com.vn/Includes/NewsDetail/11_2017/dt_21112017120_5.jpg(Ký kết giữa các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái với các tỉnh bạn)

Sáng 21/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu tỉnh Yên Bái năm 2017.

Hội nghị được tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, giao thương hàng hóa, kết nối giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, tạo lập thị trường tiêu thụ bền vững cho các sản phẩm của Yên Bái, đồng thời mời gọi, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa của tỉnh. Qua đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tại Hội nghị, đã có 6 hợp đồng và 9 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái với các tỉnh bạn.

Tổ chưc hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2017

Chiều 29/12, Sở Công Thương Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\HOI NGHI SO KET\HN tong ket So 2017\IMG_5579.jpg(Đ/c Tạ Văn Long - PCT tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Sở cho Đ/c Phạm Trung Lân)

Phát biểu tại Hội nghị, Đ/c Tạ Văn Long - Phó chủ tịch tỉnh ghi nhận những thành tích mà ngành Công Thương đã làm được trong 2017 đồng thời nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành Công thương cần tập trung vào một số nhiệm vụ, như: Cần tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch đối với từng lĩnh vực cụ thể để định hướng sản xuất công nghiệp nhất là đối với những lĩnh vực: Khoáng sản; nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược liệu. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp với các cấp, ngành, địa phương xem xét, rà soát các Quy hoạch, Đề án đã được phê duyệt cũng như duy trì hoạt động của các nhà máy thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, nông, lâm sản nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên, khoáng sản để phát triển bền vững KT-XH trước mắt, lâu dài. Với lĩnh vực thương mại, dịch vụ cần phát triển thị trường nội địa, đặc biệt thị trường vùng cao, sâu, xa; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất, nhập khẩu hàng hóa; Từng bước xây dựng thương hiệu, hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm công nghiệp đủ mạnh ở cấp độ khu vực và quốc tế.

Cũng nhân dịp này, Đ/c Tạ Văn Long - Phó chủ tịch tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Sở cho Đ/c Phạm Trung Lân.

Nguồn: Trung Tâm XTTM

Công Thương Yên Bái: Một năm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Năm 2017, đánh dấu một năm đầy nỗ lực vượt khó của ngành Công Thương tỉnh Yên Bái. Với những kết quả đạt được từ lĩnh vực công nghiệp, thương mại, phát triển tiểu thủ công nghiệp…, ngành Công Thương Yên Bái đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Mùa vụ quế Văn Yên

_MG_6848

 

Năm 2017, kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Yên Bái nói riêng tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức lớn, tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ sát sao của tỉnh, sự nỗ lực của ngành Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh 2010) đạt 9.000 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 12% so với năm 2016. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng ước đạt 859 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 6.896 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng ước đạt 1.198 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải đạt 47 tỷ đồng, tăng 4,85% so với cùng kỳ.  Một số sản phẩm chủ lực tăng khá so với năm 2016 như: Điện sản xuất, Giấy đế - Vàng mã; Vật liệu xây dựng; Sản phẩm gỗ các loại...Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tích cực: Nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu ngành công nghiệp.

Với chức năng của mình, ngành Công Thương Yên Bái đã làm tốt công tác quản lý thị trường, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho những nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Trong năm, hoạt động thương mại trên địa bàn diễn ra ổn định, không có nhiều biến động, cung cầu hàng hóa vật tư được đảm bảo. Xuất khẩu tiếp tục đạt những thành tích rất đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu đạt 103 triệu USD, bằng 103% KH, tăng gần 35,7% so với 2016. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block); tinh bột sắn, giấy vàng mã...  

Công tác XTTM được đổi mới, đã thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình XTTM như: Duy trì nâng cấp sàn giao dịch điện tử, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, tổ chức các hội chợ cấp vùng và cấp tỉnh, tham gia các hội chợ, hội nghị tại các tỉnh bạn, tổ chức các đoàn DN đi XTTM mở rộng thị trường xuất khẩu. Bước đầu đã kết nối được các DN trong và ngoài tỉnh đi đến ký kết các hợp đồng, biên bản ghi nhớ về tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh. Tổng giá trị XTTM đạt 3,985 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở SX  vượt qua khó khăn ổn định và phát triển SXKD.

Công tác khuyến công, TKNL được triển khai sớm và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất: Tổng giá trị khuyến công hỗ trợ DN đạt 4,25 tỷ đồng; TKNL: 0,45 tỷ đồng, đã khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư hàng trăm tỷ đồng phục vụ sản xuất tạo hàng trăm việc làm với thu nhập ổn định cho lao động.

Từ sự phát triển ổn định của lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đóng góp cho ngân sách và tham gia các hoạt động xã hội,  tạo được thương hiệu cho địa phương như Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty TNHH Hòa Bình (Tổng công ty Hòa Bình)…

Có thể nói, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong năm, ngành Công Thương Yên Bái đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết XVIII của Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tập trung vào những sản phẩm có nhiều lợi thế, cải tiến, giao kế hoạch giá trị sản xuất công nghiệp cho các địa phương. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện thị xã thành phố kiểm tra, đôn đốc, động viên các doanh nghiệp tăng cường tiết kiệm vật tư, nhiên liệu đầu vào, tích cực chủ động trong huy động vốn bằng nhiều hình thức, chủ động triển khai các nhiệm vụ khuyến công, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích phát huy tinh thần tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cùng với các ngành tích cực nắm bắt các khó khăn của các dự án đang đầu tư trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ.

Nhìn lại một năm qua, ngành Công Thương Yên Bái, đã khẳng định sự nỗ lực của địa phương, của ngành và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

Dự báo năm 2018, khó khăn còn rất lớn, nhưng với nền tảng đạt được trong năm 2017 cùng với sự nỗ lực, cố gắng, ý chí vươn lên, tin tưởng rằng, ngành Công Thương Yên Bái sẽ lại có một năm vượt khó đi lên hoàn thành nhiệm vụ.

Nguồn: KHTCTH

Yên Bái: Tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán 2018

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\vat lieu no CN.jpg

Ảnh minh họa

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 54 giấy sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn hiệu lực, của 46 doanh nghiệp trong đó có 42 mỏ và thi công công tŕnh 09 các đơn vị cụ thể: mỏ bán phong hóa: 01;  mỏ than: 01;  mỏ chì kẽm: 04; mỏ  felpat:  03; mỏ đá hoa trắng: 20; mỏ đá VLXD: 13; Công trình thủy điện 07; Công trình đường 01, công trình thủy lợi 01.

Đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh có có 07 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ công thương cấp 07 giấy và Bộ Quốc phòng cấp 01 giấy cụ thể (có 02 giấy phép dịch vụ nổ mìn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Đồng Tiến và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến, 02 Giấy phép kinh doanh và dịch vụ nổ mìn Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng và chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Hà Tuyên; 01 giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cấp cho Công ty liên doanh Canxi cacbonat YBB và 02 giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của Công ty cổ phần khoáng sản Viglacera do Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Bộ Công thương cấp).

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 49 kho chứa VLNCN, hầu hết các đơn vị đã có kho kiên cố với sức chứa 2 đến 20 tấn thuốc nổ, các kho đều xây dựng theo thiết kế, có các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn, có điện chiếu sáng, bố trí lực lượng bảo vệ 24/24h, trang bị khóa chống trộm, một số đơn vị thi công công trình vì điều kiện thời gian thi công công trình ngắn xây dựng kho chứa VLNCN lưu động sức chứa từ 0,5 tấn trở lên. Tất cả các kho chứa VLNCN đều được phòng PC66 - Công an tỉnh xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC trước khi đi vào hoạt động.

Thời gian qua nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp nên ý thức chấp hành pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp của các đơn vị từng bước được nâng cao. Phần lớn các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cơ bản chấm dứt tình trạng mất an toàn và thất thoát vật liệu nổ trong quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng.

Để tăng cường công tác quản lý về vật liệu nổ công nghiệp trong dịp Tết nguyên đán năm 2018; Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thực hiện một số biện pháp, cụ thể như sau: Gia cố, tu sửa và kiểm tra, rà soát công tác an toàn cho kho chứa VLNCN như ( Cửa ra vào, hàng rào bảo vệ, các ổ khóa, cánh cửa kho…. Và những vị trí xung yếu chống xâm nhập trái phép vào nhà kho. Vệ sinh kho, khu vực xung quanh kho, các vật dễ cháy gây nguy hiểm đến kho chứa vật liệu nổ công nghiệp).

Sử dụng bằng khóa chống cắt cho các cửa kho VLNCN theo quy định trong QCVN 02: 2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN; Bổ sung nắp lửng che cụm khóa để ngăn ngừa việc cưa, cắt, phá khóa.

Củng cố hệ thống phòng cháy, chữa cháy cửa nhà kho, đảm bảo ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Bố trí đầy đủ điện, phương tiện chiếu sáng kho và phân công bố trí bảo vệ canh gác 24/24 giờ, đặc biệt về ban đêm.

Để thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung trên trong dịp Tết nguyên đán năm 2018 rất cần ý thức tự giác chấp hành pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp của các đơn vị sở dụng vật liệu nổ công nghiệp, có như vậy mới đảm bảo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp an toàn và hiệu quả, góp phần vào việc đảm bảo an ninh trật tự khu vực trên địa bàn trong dịp Tết nguyên đán năm 2018 nói riêng và trong suốt quá trình sử dụng vật liệu nổ nói chung.

Do địa bàn tỉnh rộng, địa hình chia cắt nên rất khó khăn trong việc kiểm soát và nắm bắt thông tin kịp thời.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của các cấp; các ngành; các tổ chức đoàn thể; vì vậy Sở Công Thương đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân điều phải nâng cao tinh thần trách nhiệm nếu phát hiện các hiện tượng vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thì thông báo ngay về cơ quan chức năng của chính quyền địa phương và Sở Công thương theo số điện thoại 02163.857.863; phòng PC66 Công An tỉnh theo số 0293.869.282 hoặc phòng PC64 Công an tỉnh theo số 0293.869.339; 0293.869.340 để phối kết hợp giải quyết./.

Theo: Phòng KTATMT

Yên Bái mở đợt cao điểm đấu tranh chống gian lận thương mại

Nhằm chủ động ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Mậu Tuất, tỉnh Yên Bái tập trung các lực lượng tổ chức các đợt đấu tranh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...

 

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/1_2018/157588_mo-dot-cao-diem.jpg

Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hóa, góp phần lành mạnh hóa thị trường.

 

Ông Phan Bá Hùng - Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Yên Bái, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho biết: "Nhằm phục vụ nhân dân đón tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức, cá nhân, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 214/KH-UBND về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018". 

"Song song với đó, Chi cục cũng đã có kế hoạch và triển khai toàn lực lượng ra quân thực hiện theo kế hoạch của tỉnh. Trọng tâm kiểm soát nhóm mặt hàng cấm, hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như: pháo nổ, đèn trời, đồ chơi có tính bạo lực, văn hóa phẩm phản động...” - ông Hùng cho biết.

Nói như vậy, không có nghĩa chỉ dịp tết Yên Bái mới làm tốt công tác QLTT mà đây là một việc làm thường xuyên, liên tục và không khoan nhượng với các hành vi gian lận thương mại. Chỉ tính riêng năm 2017, Chi cục đã xử lý 138 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, tổng số hàng tiêu hủy, bán hàng tịch thu đạt trên 2,8 tỷ đồng. Số vụ vi phạm giảm 31 vụ nhưng giá trị thực hiện lại tăng trên 12%. 

Trong năm 2017, kiểm tra 1.090 vụ, xử lý 665 vụ phạt hành chính, bán hàng tịch thu nộp ngân sách Nhà nước trên 6 tỷ đồng. Qua đó cho thấy, sự vào cuộc tích cực của Yên Bái trong lĩnh vực QLTT, nhờ vậy góp phần lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường buôn bán, kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

 Kế hoạch của UBND tỉnh xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng chức năng và từng địa phương... không để hình thành các đường dây, tụ điểm buôn bán, vận chuyển, chứa chấp hàng cấm, hàng giả lớn trên địa bàn gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chợ trung tâm thành phố, thị xã, huyện, kho bãi, nơi phát luồng hàng và các khu vực buôn bán... nhằm phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi trốn thuế...

Lực lượng công an, QLTT, thanh tra chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ thị trường, tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các loại hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như: hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, bánh kẹo, nước giải khát... 

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Một yếu tố quan trọng là nắm bắt, theo dõi diễn biến thị trường, tình hình cung, cầu hàng hóa, đặc biệt hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán của người dân để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức trong tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân về thủ đoạn cũng như hậu quả, tác hại của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm. Vấn đề hết sức quan trọng là người dân không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ...

Bên cạnh mở các đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngành công thương chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp, tổng đại lý chuẩn bị khối lượng lớn hàng hóa đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp trước, trong và sau tết. Hàng trăm tỷ đồng tiền hàng đã được các đơn vị, doanh nghiệp, tổng đại lý chuẩn bị và cung ứng ra thị trường từ vùng thấp đến vùng cao. Hàng hóa hiện nay trên thị trường rất phong phú, hấp dẫn, chất lượng, giá cả cơ bản đều ổn định, không có tăng giá, đội giá đột biến.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, sự hưởng ứng của người tiêu dùng, chắc chắn sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường trên địa bàn.

Theo YBĐT

Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn: Xứng danh doanh nghiệp bền vững top 100 Việt Nam

Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được UBND tỉnh xếp vào tốp 10 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và có nhiều chỉ số hoạt động cao nhất. 

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/1_2018/157335_26609834_855276308005805_87242793_o.jpg

Lãnh đạo Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn nhận giấy chứng nhận của VCCI & Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.

 

Đặc biệt, trong năm 2017, Công ty được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tôn vinh là 1 trong tốp 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. 

Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong chiến lược sản xuất kinh doanh nên doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ, người lao động không ngừng được nâng lên.

Từ năm 2015 đến hết năm 2017, Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 43 tỷ 365 triệu đồng, trong đó năm 2015 nộp 13,226 tỷ đồng, năm 2016 nộp 15,126 tỷ đồng, năm 2017 nộp trên 15 tỷ đồng.

Để có được kết quả trên, trong hoạt động kinh doanh, đầu tư - tài chính, Công ty đã giữ vững ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng cải tiến, đổi mới phương thức bán hàng, thanh toán tiền và cung cấp vật tư, dịch vụ; đánh giá lựa chọn đơn vị cung cấp vật tư và cung ứng vật tư, chống độc quyền trong việc cấp hàng hóa, chủ động tích cực tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa vật tư đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng, tiến độ cho sản xuất.

Trên lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất và quản lý chất lượng, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp làm tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất; thay đổi cải tiến công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường và phát triển thị trường – sản phẩm mới kỹ thuật cao.

Ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cho biết: "Cùng với các giải pháp trên, Công ty tiếp tục đổi mới công tác quản trị, điều hành theo hướng phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, lãnh đạo để có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả nhưng đồng thời vẫn quản lý chặt chẽ”.

Cùng với đó, Công ty đầu tư các hạng mục thiết bị then chốt và có chính sách đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, từng bước đổi mới và áp dụng công nghệ sản xuất sứ cách điện tiên tiến, tạo ra các sản phẩm mới và sản phẩm đặc thù cho ngành điện lực. Đồng thời, tăng cường các hoạt động khảo sát, nắm bắt thị trường, cải tiến phương thức, dịch vụ bán hàng và quảng bá thương hiệu, nhãn hàng trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Công ty chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thử nghiệm chất lượng, phát huy hiệu quả trong việc áp dụng sự tiến bộ của các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO9001, ISO14001 và ISO/IEC17025 xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhờ vậy, từ chỗ chỉ sản xuất được 300 tấn sứ đỡ dây từ 10 - 15 Kv và 300 tấn sứ dân dụng phục vụ nhu cầu dân sinh, đến nay, bình quân mỗi năm Công ty sản xuất, cung cấp ra thị trường trên 3.100 tấn sản phẩm sứ cách điện, doanh thu đạt trên 110 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người lao động đạt 8,4 triệu đồng/tháng. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu trực tiếp đến các nước: Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Nhật Bản, Hoa kỳ...

Song hành với sản xuất, kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ, người lao động. Các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động luôn được Công ty coi trọng và cấp phát đầy đủ, mỗi tháng Công ty cấp cho người lao động 1 kg đường và 2 hộp sữa, đảm bảo chế độ ăn giữa ca với 16.000 đồng/người/bữa; hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% cán bộ và người lao động...

Với những kết quả đã đạt được trong sản xuất, kinh doanh, vài năm trở lại đây, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được UBND tỉnh xếp vào tốp 10 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và có nhiều chỉ số hoạt động cao nhất. Đặc biệt, trong năm 2017, Công ty được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tôn vinh là 1 trong tốp 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Theo YBĐT

Yên Bái: Xuất khẩu năm 2017 tăng trưởng ấn tượng

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\Khai thac da Mong Son.JPG

Khai thác đá Mông Sơn

 

Năm 2017 là một năm được đánh giá là còn nhiều khó khăn của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, thị trường đầu ra một số ngành hàng không ổn định, giá xuất khẩu một số mặt hàng có xu hướng giảm, chi phí vận tải, tiền công tăng. Tuy nhiên, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, cộng với sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp nên hoạt động xuất nhập khẩu vẫn được duy trì và tăng trưởng khá, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo số liệu Cục Thống kê công bố, Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 ước đạt 105,6 triệu USD vượt 5,6% kế hoạch, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Nhóm ngành nông, lâm sản và nông lâm sản chế biến ước đạt 25,3 triệu USD, chiếm tỉ trọng 24%; Nhóm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ước đạt 32,5 triệu USD, chiếm tỉ trọng 30,8%; Nhóm hàng công nghiệp nhẹ khác như may mặc, sứ cách điện, hạt nhựa phụ gia ước đạt 47,8 triệu USD, chiếm tỉ trọng 45,2%. Hàng hoá xuất khẩu của tỉnh đã có mặt tại khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng 65% vẫn được xuất sang thị trường Châu Á, tuy nhiên nếu tính theo các quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của tỉnh là thị trường Mỹ, chiếm 29,5% với mặt hàng chính là các sản phẩm may mặc; thứ hai là thị trường Ấn Độ, chiếm 19,8%; tiếp theo là các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc,… Thị trường Trung Quốc hiện chỉ chiếm hơn 6% tỷ trọng xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá như Công ty CP nhựa và khoáng sản An Phát Yên Bái ước đạt kim ngạch 10 triệu USD, bằng 117,5% kế hoạch, tăng 17,8% so với cùng kỳ; Công ty liên doanh cacbonnat YBB ước đạt kim ngạch 3,2 triệu USD, bằng 81,1% kế hoạch, tăng 88,5% so với cùng kỳ; Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF ước đạt kim ngạch 20 triệu USD, bằng 222,7% kế hoạch, tăng 190,5%; Công ty TNHH Deaseung Global ước đạt kim ngạch 11 triệu USD, bằng 276% kế hoạch, tăng 301,8% so với cùng kỳ; Công ty TNHH Unico Global ước đạt kim ngạch 2,8 triệu USD, bằng 47% kế hoạch.

Sang năm 2018, nền kinh tế vẫn được nhận định là tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành quyết tâm chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả. Tăng cường thu hút đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp đến 2020; Tập trung việc hỗ trợ thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại điện tử, tham gia hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Phấn đấu năm 2018 xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng từ 14 - 15% so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao là 120 triệu USD.

Nguồn: Phòng QLTM

Yên Bái tập trung xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác XTTM năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo địa phương và đaị diện nhiều doanh nghiệp… Năm 2017, hoạt động XTTM triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước; tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn. Sở Công Thương cũng đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Công Thương…

 

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/1_2018/157176_6-1-socongthuong.jpg

Đồng chí Tạ Văn Long phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị.

 

 

Trong năm, hoạt động XTTM định hướng xuất khẩu được chú trọng, XTTM thị trường trong nước, trong tỉnh được triển khai sâu rộng. Trong năm 2017, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái đưa các sản phẩm thế mạnh, chủ lực tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài, 10 hội chợ trong nước. Bên cạnh đó đã tổ chức 17 hội chợ thương mại trong tỉnh và hàng chục hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương…. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp có cơ hội được kết nối với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Picture 724


Đ/c Hà Đức Anh – PCT huyện Văn Yên phát biểu tại hội nghị

Mặc dù đạt nhiều kết quả, nhưng tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác XTTM của địa phương thời gian qua, đồng thời đề nghị tỉnh cần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như quế, cam, chè, gạo, sơn tra… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài như Ấn Độ, Myanma, Thái Lan.

Picture 712

Đại diện Công ty Liên doanh Canxi Cacbonat YBB phát biểu tại hội nghị

Đánh giá cao những nỗ lực của ngành Công Thương và các doanh nghiệp trong công tác XTTM, ông Tạ Văn Long- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên bái cho rằng, để hoạt động XTTM đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, ngành Công Thương cần phải đổi mới toàn diện các chương trình XTTM, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là định hướng tới các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Ngành Công Thương cần đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp XTTM, tập trung xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển doanh nghiệp dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm mạnh có lợi thế cạnh tranh…

 Nguồn: TTXTTM

Yên Bái: Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát dịp tết nguyên đán Mậu Tuất 2018

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\ANH QLTT\12-99DE275A-878837-800.jpg

Lực lượng QLTT đang làm nhiệm vụ

Thực hiện Công văn số 2907/UBND – NC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất  và các Lễ hội đầu Xuân 2018; Công văn số 1990/QLTT-THLN ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Cục Quản lý thị trường về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm 2017 và tết nguyên đán Mậu Tuất 2018; Công văn chỉ số 3536/SCT-QLTM ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Để chủ động ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra bám sát tình hình thị trường và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Tập trung kiểm tra chủ yếu vào các nhóm mặt hàng sau; rượu các loại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại, nông sản, hoa quả, gia súc, gia cầm, pháo các loại, đồ chơi mang tính bạo lực, đồ điện tử, điện lạnh...

Chi cục đã tham mưu cho UBND Tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về chống buôn lậu, hàng giả , gian lận thương mại và an toàn thực phẩm dịp cuối năm 2017 và tết nguyên đán mậu tuất 2018. chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực thuộc tập trung toàn bộ lực lượng trực 24/24 để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, phối hợp tốt với các ngành hữu quan, tích cực trao đổi thông tin, xây dựng chương trình công tác . Do chủ động trong công tác và sự chỉ đạo quyết liệt nên trong thời gian qua toàn bộ chi cục đã kiểm tra xử lý 82 vụ với số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.355.000.000,đ hàng hóa thu gữi gồm 14.164 đôi giầy. dép, bốt các loại; 5.656 chiếc quần, áo các loại; 3.124 đôi tất, găng tay, bao tay các loại; 125 chiếc túi xách, 50 chiếc điện thoại Nokia trắng đen; 50 chiếc đệm, 90 chiếc khăn, 30 chiếc mũ bảo hiển xe máy thời trang; 223 chiếc đệm lót bồn cầu; 616 túi bóng bay; 6.190 kg bánh kẹo các loại; 100 kg phụ gia thực phẩm; 1.000 kg hạt dẻ, hạt hướng dương; 1.200 chiếc bóng đèn và 64 chiếc đồng hồ nam; 6.000 kg đá canxit; 1.444 chiếc  ấm chén, bán đĩa muôi, thìa, chảo các loại; 616 túi bóng bay;  Hàng hóa tiêu hủy: Nội tạng động vật: 455 kg; 2.466 chai mỹ phẩm nhập lậu và 18.000 gói dầu gội đầu giả mạo nhãn hiệu Sunsilk; 72 chai dầu nhớt giả mạo nhãn hiệu Vistra; 4 chiếc bệ xí giả nhãn hiệu Inax;470 gói bánh, kẹo, bỏng ngô; 535 sản phẩm đồ chơi trẻ em; 60 hộp sữa tươi; 60 chai nước giải khát; 160 gói bột canh; 13 chai  nước cốt dừa và dầu ăn;  …

Điển hình Ngày 03/01/2018, qua công tác trinh sát, theo dõi địa bàn Đoàn Kiểm tra liên ngành đã phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường Cơ Động (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh); phòng cảnh sát kinh tế (PC46-Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Hùng có trụ sở tại Phố Nam thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái. Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng đã phát hiện. Công ty TNHH Thuận Hùng đang thực hiện sản xuất, đóng gói mỹ phẩm trái phép, có dấu hiệu giả mạo  mang các nhãn hiệu như khác nhau với số lượng lớn cùng nhiều thùng đựng bao bì, tem nhãn, dung dịch chế biến mỹ phẩm, máy ép, máy trộn, máy đóng gói mỹ phẩm.cơ quan chức năng đã tạm gữi để làm rõ các loại tang vật gồm khoảng 4.000 sản phẩm mỹ phẩm hoàn chỉnh, hơn 10.000 sản phảm hoàn chỉnh cùng nhiều máy móc, nguyên liệu khác. Để thu lợi cao, Công ty TNHH Thuận Hùng đã chế các loại mỹ phẩm như sữa dưỡng da, sữa rửa mặt, tẩy trang, kem tẩy nám, kem tẩy da, kem trị mụn từ các loại mỹ phẩm cùng hãng đã hết hạn sử dụng để bán ra thị trường với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một bộ. Hiện Chi cục Quản lý thị trường đang phối hợp cùng các lực lượng chức năng, tiếp tục đấu tranh làm rõ các sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Song song với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, Chi cục đã chỉ đạo lực lượng cần kết hợp giữa công tác kiểm tra với công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người kinh doanh và người tiêu dùng, hạn chế hành vi vi phạm xảy ra, đồng thời vận động người tiêu dùng thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Ngoài công tác trên, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục đã xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 28/12/2017 về Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với nội dung chỉ đạo các ngành thành viên BCĐ 389 tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác kiểm tra đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn thực phẩm,

Với mục tiêu vì quyền lợi và sự an toàn của nhân dân, sự lành mạnh của thị trường, đảm bảo cho nhân dân vui xuân đón Tết Nguyên đán an toàn, vui vẻ, Chi cục Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính đặc biệt các hành vi vận chuyển, kinh doanh pháo nổ, hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo cho nhân dân đón xuân mới an toàn vui vẻ./.             

Nguồn: Chi cục QLTT

Yên Bái: Kế hoạch dự trữ hàng hóa và công tác chỉ đạo điều hành phục vụ  Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Thực hiện Chỉ thị 14/CT-BCT ngày 07/11/2017 của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Sở Công Thương Yên Bái đã chủ động nắm tình hình thị trường, cung cầu giá cả hàng hóa tại tỉnh Yên Bái dịp cuối năm 2017 và triển khai xây dựng kế hoạch tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuẩn bị nguồn hàng, bình ổn thị trường năm 2018.

Công tác chuẩn bị hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 được các đơn vị kinh doanh phân phối thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt từ những tháng cuối năm, đến nay các doanh nghiệp đã có chủ trương nhập hàng và đẩy mạnh phân phối các loại hàng hóa đến các đại lý bán lẻ trong tỉnh, từ thành thị đến nông thôn, vùng cao. Một số mặt hàng phục vụ tết

D:\DU LIEU\NGOC LAN\ANH TU LIEU\mua_sam_sieu_thi.jpgNgnuyên đán có tính thời điểm như Bánh Mứt Tết, Bánh kẹo mẫu mã có trang trí hoa văn chúc mừng năm mới được các đơn vị đã có kế hoạch nhập vào đẩy mạnh bán ra trước tết, không để hàng tồn đọng sau tết. Qua khảo sát một số nhà phân phối chính kinh phí nhập hàng cung ứng hàng ra thị trường được các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tăng cường nhập hàng phục vụ thị trường Tết với trị giá là 75 tỷ đồng (Bảy mươi năm tỷ đồng chẵn), điển hình như: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng: kinh phí nhập 15 tỷ đồng;  Doanh nghiệp Tư nhân Hằng Hiển: kinh phí nhập 15 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Thành Ngọc: kinh phí nhập 10 tỷ đồng; Công ty TNHH Hùng Cường: kinh phí nhập 7 tỷ đồng; Công ty cổ phần thương mại - du lịch và đầu tư Yên Bái: kinh phí nhập trên 7 tỷ đồng …là những doanh nghiệp kinh doanh chính các mặt hàng lương thực, thực phẩm công nghệ, hàng hàng tiêu dùng … hàng hóa hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, không xảy ra tình trạng thiếu hàng tại các địa bàn trong tỉnh, giá hàng hóa ổn định.

Công tác chỉ đạo điều hành phục vụ Tết ngoài công tác xây dựng chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức nguồn hàng, để đảm bảo nắm tình hình hoạt động kinh doanh lưu thông hàng hóa phục vụ tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã được Sở Công thương quan tâm chỉ đạo các phòng Kinh tế/kinh tế - hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố chủ động tham mưu đề xuất cho Uỷ ban nhân dân các cấp nắm tình hình cung cầu và giá cả hàng hóa tại địa phương và tổ chức phối hợp kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các hộ kinh doanh buôn bán hàng phục vụ tết, đảm bảo mỹ quan và an toàn trật tự giao thông.

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra các đơn vị kinh doanh về việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng về mặt hàng kiểm tra, xử lý việc buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; phân bón, mũ bảo hiểm, quần áo may sẵn. Phối hợp với các lực lượng chức năng để triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu từ các tỉnh biên giới phía bắc về Yên Bái, Hà Nội và một số tỉnh lân cận phân phối, tiêu thụ. Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt quan tâm tới việc kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thực phẩm, công nghệ thực phẩm qua chế biến, mặt hàng tươi sống và tại các địa bàn đông dân cư ở thành phố, trung tâm huyện, trung tâm xã và địa điểm diễn ra hoạt động chợ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và các nhà sản xuất.

Chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng cường phân phối hàng hoá chuẩn bị đủ về lượng, phong phú về chủng loại với chất lượng đảm bảo và bao bì, mẫu mã đẹp, lịch sự giá cả hợp lý, tập trung vào một số mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng để tham gia vào thị trường như: Bánh mứt kẹo, rượu bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng đồ điện, vải và quần áo may sẵn v.v. Riêng các mặt hàng kinh doanh có tính thời điểm như: bánh mứt, rượu bia tết doanh nghiệp phải chủ động bám sát nhu cầu của thị trường, không để tồn đọng sau tết. Đồng thời phục vụ tốt nhất nhu cầu của thị trường. Sẵn sàng đối phó với những biến động bất thường của thị trường trong cuối năm.

Công tác tổ chức thực hiện nắm bắt tình hình từ nay đến Tết Nguyên đán cũng được Sở Công Thương quan tâm thông qua các phương tiện thông tin truyền thông và xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi các tuyến huyện, xã nắm bắt diễn biến thị trường để đánh giá khảo sát giá cả, nguồn hàng, chất lượng phục vụ các loại hàng hoá sẵn sàng đối phó với những biến động bất thường của thị trường tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 trong đó trọng tâm là mặt hàng lương thực - thực phẩm, hàng công nghệ phẩm để đánh giá chất lượng công tác tổ chức phân phối bán hàng của các doanh nghiệp, cơ sở bán hàng, tình hình mua sắm của nhân dân, sức mua trên thị trường./.

Giá cả thị trường hàng hóa tại thành phố Yên Bái từ 01-30/01/2018

Mặt hàng

ĐVT

Giá cả hàng hoá

Chênh lệch

01-20/12/2017

01-30/01/2018

I/ Hàng lương thực - thực phẩm

 

 

 

 

- Thóc tẻ

đ/kg

8.000-8.500

8.000-8.500

 

- Gạo tẻ thơm

đ/kg

14.000-15.000

14.000-15.000

 

- Gạo tám

đ/kg

17.000-18.000

17.000-18.000

 

- Gạo kén

đ/kg

16.000

20.000

+4.000

- Gạo Xén Cù

đ/kg

18.000-20.000

25.000-26.000

+5.000

- Gạo nếp ngon Điện Biên

đ/kg

30.000-32.000

32.000-34.000

+2.000

- Gạo nếp tú lệ ngon

đ/kg

34.000-35.000

40.000

+5.000

- Thịt bò loại I

đ/kg

250.000-260.000

250.000-260.000

 

- Đỗ xanh

đ/kg

33.000-35.000

38.000-40.000

+5.000

- Thịt trâu ngon

đ/kg

250.000-260.000

250.000-260.000

 

- Thịt gà hơi

đ/kg

100.000-110.000

100.000-110.000

 

- Thịt gà mổ sẵn

đ/kg

130.000-160.000

130.000-160.000

 

- Thịt lợn hơi

đ/kg

28.000-30.000

32.000-35.000

+5.000

- Thịt nạc thăn

đ/kg

80.000

80.000

 

- Thịt mông sấn

đ/kg

70.000

70.000

 

- Muối I ốt

Đ/kg

4.000

4.000

 

II/ Hàng vật liệu xây dựng

 

 

 

 

- Sắt f 6-8 Hòa Phát

Đ/kg

14.250

14.470

+220

- Sắt f 10 Hoà Phát

Đ/cây

87.500

89.000

+1.500

- Sắt f 12 Hoà Phát

"

139.000

141.000

+2.000

- Sắt f 14 Hoà Phát

"

190.000

193.000

+3.000

- Sắt f 16 Hoà Phát

"

240.000

244.000

+4.000

- Sắt f 18 Hoà Phát

"

313.000

318.000

+5.000

-Xi măng ChinFon Hải Phòng (PC30)

Đ/tấn

1.480.000

1.480.000

 

-Xi măng ChinFon Hải Phòng (PC40)

"

1.510.000

1.510.000

 

- Xi măng Yên Bái (PC30)

"

935.000

935.000

 

- Xi măng Yên Bái (PC40)

"

1.046.000

1.046.000

 

-Xi măng Norcem Yên Bình (PC30)

"

940.000

940.000

 

-Xi măng Norcem Yên Bình (PC40)

"

1.070.000

1.070.000

 

III/ Hàng công nghệ phẩm

 

 

 

 

- Đường tinh luyện XK

Đ/kg

19.000

20.000

+1.000

- Thuốc lá Vinataba

Đ/Bao

18.000

20.000

+2.000

IV/ Nhóm khí đốt hoá lỏng

 

 

 

 

- Gas Petrolimex 12kg

đ/bình

375.000

375.000

 

- Gas Petronas

350.000

350.000

 

- Total gas

370.000

370.000

 

- Sell gas

380.000

380.000

 

- Xăng RON  95-IV

Đ/lít

 

20.690

 

- Xăng RON  95-III

 

20.490

 

- Xăng E5 RON 92

"

 

18.600

 

- Dầu Diezel 0,01S-V

 

15.880

 

- Dầu Diezel 0,05S-II

 

15.830

 

 

Biểu trên chỉ có giá trị tham khảo                             

                                                                                              Nguồn: Sở Công Thương

TIN TRONG NƯỚC

Kinh tế Việt Nam 2017: Vượt cạn & khởi sắc

Kinh tế Việt Nam đã có một năm 2017 với nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ. Trải qua những tháng đầu năm khó khăn, bức tranh kinh tế năm 2017 đã chuyển biến tích cực với một loạt điểm sáng từ nông nghiệp tới xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu… Dấu ấn khởi sắc của năm 2017 đang mở ra triển vọng tươi sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2018 - năm có ý nghĩa bản lề của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

http://admin.tapchicongthuong.vn/Images/Uploaded/Share/2018/01/10/mayphundosoncat508pvpstochuchoithaovecongtacbaotrisuachuanhamaynhietdie.jpg

 

Điểm sáng và những bước tiến mới

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã khởi đầu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn rất khó khăn, tăng trưởng thấp, nợ xấu nhiều, nợ công lớn, doanh nghiệp nhà nước cải cách chậm, tài chính ngân sách căng thẳng, sức mua giảm thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, hàng loạt dự án đầu tư lớn rơi vào bế tắc… Thiên tai bão lũ lụt nặng nề liên tiếp xảy ra. Thị trường thế giới chưa hồi phục và cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt do khuynh hướng bảo hộ trỗi dậy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa nhanh vừa tạo cơ hội vừa tạo thách thức rất lớn cho các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Môi trường địa chính trị khu vực có những diễn biến mới phức tạp tiếp tục đặt ra yêu cầu lớn về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm, nhiều dự báo e ngại về việc thực hiện những mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế đặt ra cho năm 2017 rất khó đạt. Tuy nhiên, thật đáng mừng, những e ngại đó đã được giải tỏa. Bức tranh kinh tế năm 2017 đã được phác họa với không ít sắc màu tươi sáng làm cho nhiều người, kể cả bạn bè quốc tế không khỏi ngỡ ngàng.

Trước hết là lần đầu tiên sau nhiều năm, đã hoàn thành tất cả 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP khởi sắc nhảy vọt, đạt 6,81% nhờ sự đóng góp khá đồng đều ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Đi đôi với tăng trưởng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất có phần giảm nhẹ, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng đạt mức kỷ lục (trên 51 tỷ USD). Có được mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng và ổn định như vậy là điều không dễ dàng.

Điểm sáng đáng nói nhất là nông nghiệp phục hồi và đạt mức tăng trưởng hơn gấp đôi năm 2016, trong điều kiện rất nhiều khó khăn do thiên tai nặng trên tất cả các vùng và biến đổi khí hậu đến nhanh hơn dự báo.

Một động lực không thể thiếu, đặc biệt trong tình hình kinh tế nhiều khó khăn hiện nay là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đến đúng lúc và tăng mạnh, đạt 29,7 tỉ USD cả vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, lớn nhất trong gần 10 năm qua, tăng 44,2% so với năm 2016, và quan trọng hơn là giải ngân vốn đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD.

Xuất khẩu vẫn là mũi nhọn trong tăng trưởng và hội nhập, năm 2017 tăng mạnh trên 21% (loại trừ yếu tố giá tăng 17,6%), vượt xa mức kế hoạch là 6-7%, đạt trên 213,7 tỷ USD. Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản tăng 18,5% và rau củ quả tăng 43,1% thể hiện cả sự chuyển đổi trong cơ cấu nông nghiệp mà chúng ta rất mong đợi, đem lại lợi ích đáng quý cho bà con nông dân.

Điểm nhấn nữa của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu được thể hiện rõ ở khu vực dịch vụ, nhất là du lịch, tài chính ngân hàng, bán lẻ…, năm 2017 tăng 7,44% so với mức dưới 7% của năm 2016. Du lịch tăng ấn tượng, đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam, tăng gần 30% so với năm 2016.

Thị trường chứng khoán tăng khoảng 50%, là mức tăng cao nhất trong các thị trường ở châu Á, tỷ lệ vốn hóa đạt mức kỷ lục gần 70% GDP.

Không thể không nêu bật một điểm sáng nữa là môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Cải cách thể chế có bước tiến rõ, tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh và 5 bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia… Chính phủ đã ra tay hành động quyết liệt tháo gỡ rào cản và áp lực về thuế và phí cho doanh nghiệp. Các ngành tập trung vào giảm bớt điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, trong đó ngành Công Thương đi đầu cắt giảm ngay 675 hạng mục. Gần 127 ngàn doanh nghiệp mới ra đời là con số chưa từng có, ngoài ra còn có gần 26,4 ngàn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đặc biệt kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình phát huy mạnh vai trò động lực quan trọng, đóng góp phần vốn lớn nhất vào tăng trưởng trong khi đầu tư công bị hạn chế.

Năm 2017, hội nhập quốc tế đã tiến thêm một bước, tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương thế hệ mới. Đặc biệt đã tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017, với tuyên bố chung cấp cao khẳng định khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư, toàn cầu hóa, là động lực tăng trưởng bền vững, bao trùm, được dư luận quốc tế đánh giá cao khi mà đã có không ít những sự trái chiều và chưa đồng thuận trước và ngay trong quá trình bàn thảo.

Thế giới đang sôi động một dòng chảy mới là cách mạng công nghiệp 4.0. Hòa trong dòng chảy đó Việt Nam đã có bước khởi động cần thiết trong nhận thức và triển khai các công việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Kinh tế 2018 chờ tiếp tục tỏa sáng

Những mặt sáng của bức tranh kinh tế 2017 khá nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít “khoảng tối” như nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản; nợ công vẫn lớn và chứa đựng nhiều rủi ro; cải cách doanh nghiệp nhà nước còn ỳ ạch; số doanh nghiệp trong nền kinh tế ngừng hoạt động và giải thể còn lớn; cân đối tài chính ngân sách còn rất căng thẳng… Một lần nữa cũng cần nhấn mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm trong nhiều vướng mắc và chưa đủ quyết tâm. Nhịp điệu cải cách chưa đồng bộ, trong đó khâu thực thi luôn day dứt khi đã nói rất nhiều về một bộ máy phải hành động quyết liệt, liêm chính, nhưng nơi nơi lại đang là “trên nóng dưới lạnh”. Tình trạng đó đang gây trở ngại lớn cho cải cách và phát triển.

Một điều đáng tiếc là trong đời sống kinh tế xã hội năm qua đã nảy sinh những vấn đề nổi cộm như không ít dự án BOT giao thông không được xây dựng và quản lý đúng (BOT Cai Lậy…), khiếu kiện đất đai vẫn kéo dài và tình trạng gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái, dược phẩm xấu tràn lan thật sự đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân và gây bức xúc trong dư luận xã hội khá nặng nề…

Năm 2017 đánh dấu một bước chuyển của nền kinh tế sang một trạng thái mới khởi động quá trình tăng trưởng mới tích cực, hợp lý và bền vững, đi mạnh vào năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu thực chất hơn. Điều đó cần được khẳng định và minh chứng rõ hơn trong thực tiễn đời sống kinh tế năm 2018, một năm có ý nghĩa bản lề của kế hoạch 5 năm, một năm hội nhập có những sự kiện rất quan trọng Việt Nam sẽ được WTO công nhận là nền kinh tế thị trường hay không, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có ký được không, và nhất là phải thực hiện đầy đủ các FTA và hiệp định thương mại song phương, đa phương khác đã cam kết theo tiến độ đi cùng với thích ứng các chiêu sách bảo hộ mới...

Những hạn chế và vấn đề tồn tại trong nền kinh tế và bối cảnh quốc tế nói trên cũng là những thách thức rất lớn trước mắt đối với tăng trưởng phát triển không thể không vượt qua nếu muốn tiếp tục tiến bước, mà cơ hội chỉ đến được khi vượt qua thách thức.

Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định. Điểm nhấn trong đó là tiếp tục tăng trưởng cao, hợp lý trong thế giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nợ công và bội chi ngân sách trong giới hạn cho phép, khắc phục nhanh nợ xấu, cải cách nhanh doanh nghiệp nhà nước đi cùng với phát triển mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế sở hữu hỗn hợp (cổ phần), nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế… Đó cũng là tăng trưởng và phát triển gắn chặt với tái cơ cấu kinh tế thực chất, trong đó động lực quan trọng nhất là đổi mới hoàn thiện thể chế đưa nhanh vào cuộc sống và tiến mạnh vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng cách mạng công nghiệp.4.0, phát triển bền vững bao trùm.

Bức tranh kinh tế Năm mới 2018 đang chờ tiếp tục tỏa sáng nếu chúng ta quyết tâm nỗ lực đẩy lùi trở ngại, vượt qua thách thức, đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.

Dấu ấn kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 có thể khái quát bằng một câu: Vượt cạn, khởi sắc, tỏa sáng và hướng tới bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: TCCT

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua

Vượt xa mục tiêu dè dặt 6-7%, XK năm 2017 đã lập đỉnh mới với kim ngạch hơn 200 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2016.

Với kim ngạch NK ước đạt 209-210 tỷ USD, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2017 đã lập đỉnh mới, cán mốc 400 tỷ USD. Đây là dấu mốc quan trọng làm nền tảng giúp hoạt động thương mại của Việt Nam bước sang năm bản lề 2018 vững chắc.

Từ con số kỷ lục…

Nhìn lại một năm trước năm 2016 hoạt động thương mại hụt hẫng khi XK – một trong những động lực chính giúp GDP tăng trưởng - không đạt như kỳ vọng. XK thất hẹn với mục tiêu tăng trưởng 10% mà Chính phủ đặt ra bởi khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng khiến nhiều ngành hàng trọng điểm của Việt Nam cũng rơi vào thế khó, đơn hàng giảm sút… Chính vì thế, mục tiêu tăng trưởng XK của năm 2017 được đặt ra thận trọng hơn, chỉ 6-7%, tức khoảng 188 tỷ USD.

Thật bất ngờ và trái ngược với dự báo, hoạt động thương mại trong năm 2017 lại là một trong những điểm sáng nhất của nền kinh tế Việt Nam khi tăng trưởng XK đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, trong khi đó NK được kiểm soát và cán cân thương mại đạt mức thặng dư khá lớn, theo đánh giá của Bộ Công Thương.

Lần giở lại quá trình XK năm 2017 có thể thấy, tháng 1 và tháng 2 kim ngạch XK của cả nước có tăng so với cùng kỳ nhưng cũng chỉ xoay quanh mức 13-14 tỷ USD. Đây là việc dễ hiểu bởi thời gian này rơi vào dịp tết Nguyên đán nên nhịp sản xuất của DN cũng chùng xuống. Tuy nhiên, XK của Việt Nam bắt đầu bứt phá từ tháng 3 trở đi với những con số đáng ngạc nhiên.

Liên tiếp trong 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7), kim ngạch XK đứng vững ở mốc 17 tỷ USD có lẻ, với tốc độ tăng trung bình trên 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lúc ấy, nhìn vào con số XK 6 tháng đầu năm 2017, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) bình luận, XK tăng trên 18%- đây là mức tăng cao so cùng kỳ của năm 2016 (tăng 5,9%) do tăng được cả về giá (chủ yếu là nhóm nhiên liệu và nông sản) và về lượng (nhóm công nghiệp chế biến chế tạo và khoáng sản) và tăng cao qua các tháng.

Không dừng ở đó, XK tiếp tục “lập đỉnh” mới với 19,8 tỷ USD của tháng 8 và tịnh tiến lên 20,3 tỷ USD vào tháng 10. Trong tháng 11, XK dù có giảm nhẹ nhưng vẫn bám sát mốc 20 tỷ USD (đạt 19,99 tỷ USD), tăng 21,5% so với cùng kỳ- mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, kéo tổng kim ngạch XK của cả nước đạt 194,47 tỷ USD. Với kết quả này, kế hoạch XK năm 2017 Quốc hội giao đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện thành công, sớm trước thời hạn 1 tháng. Đặc biệt, XK hàng hóa của Việt Nam trong năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay, với kim ngạch ước đạt 212 tỷ USD.

… đến những ngành dẫn đầu

Đồng hành cùng những con số ấn tượng trên là sự góp mặt của không ít ngành hàng, từ công nghiệp chế biến cho đến các mặt hàng Việt Nam có lợi thế riêng có là nông, thủy sản. Đóng góp lớn nhất cho kim ngạch XK vẫn là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Nếu những năm trước, khi nói đến quán quân trong XK thì người ta nghĩ ngay đến dệt may, nhưng từ năm 2013 trở lại đây, vị trí ấy đã thuộc về nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với mức tăng trưởng cao trên 30%. Cá biệt, chỉ riêng trong tháng 10/2017, kim ngạch XK nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện đã ước đạt 5 tỷ USD, tăng đến 76,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là một trong những tháng có kim ngạch XK cao nhất của mặt hàng này từ trước đến nay của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch XK điện thoại các loại và linh kiện năm 2017 ước đạt trên 45 tỷ USD, tăng hơn 30%, chiếm tới 21% tổng kim ngạch XK.

Theo sau điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng dệt may đã về đích với 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016, sau khi lỡ hẹn với mục tiêu XK 30 tỷ USD vào năm 2016. Thị trường XK chính vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản… nhưng XK dệt may trong năm 2017 có nhiều thuận lợi về thị trường, đơn hàng, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do đã ký kết bước vào giai đoạn thực thi tạo đòn bẩy cho XK dệt may sang nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc tăng trưởng tốt hơn.

Bên cạnh điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến khác như đồ gỗ, da giày cũng tăng trưởng đáng kể, đúng như dự đoán của ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương: “XK những tháng cuối năm sẽ tăng cao đối với một số mặt hàng công nghiệp có kim ngạch XK lớn bắt đầu chu kỳ tăng trưởng như dệt may, giày dép, đồ gỗ...”.

Tuy nhiên sẽ là thiếu sót nếu không kể đến sự đóng góp của nhóm hàng nông, thủy sản vào thành tích XK chung khi nhóm này chiếm tới hơn 12% tổng kim ngạch XK. Mảng sáng trong nhóm hàng nông, thủy sản phải kể đến mặt hàng thủy sản, cà phê, rau quả, cao su…, đặc biệt là gạo. Nếu năm 2016, gạo rớt giá thê thảm khiến các cơ quan chức năng liên tiếp hạ mục tiêu thì năm nay XK mặt hàng này tăng khá mạnh, gần 25% trị giá và 24,1% về lương so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 6 triệu tấn, tăng 1,1 - 1,2 triệu tấn gạo so với năm 2016. Gạo Việt Nam đã XK tới 132 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất.

Riêng mặt hàng rau quả - giống như một hiện tượng của Việt Nam, đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi chỉ trong 11 tháng năm 2017 đã vượt cả kim ngạch XK cả năm 2016, ở mức 3,16 tỷ USD tăng 43,2% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính, XK rau quả năm nay sẽ lập kỷ lục mới, vượt qua mốc 3,6 tỷ USD và theo dự báo, đến năm 2030, kim ngạch XK rau quả của Việt Nam sẽ gấp gần 2 lần hiện nay, đạt 7 tỷ USD.

Tổng hòa nhiều yếu tố

Có thể nói, hoạt động XK của Việt Nam có những bước tiến nhanh, vững chắc nhờ vào sự cải thiện rõ rệt ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. XK không còn phụ thuộc vào số ít các mặt hàng là tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu thô, than đá… như những năm đầu hội nhập. Đáng chú ý, sự tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp chế biến đã đi đúng chủ trương giảm XK nguyên liệu thô, tập trung cho công nghiệp chế biến để tăng thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa của Chính phủ.

Để có được những thành tích nêu trên, ngoài yếu tố thuận lợi như thương mại thế giới đã tăng trưởng trở lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK như mặt bằng giá có xu hướng tăng trên thị trường thế giới, kể cả đối với nhóm hàng nguyên liệu cũng như hàng chế biến, đơn hàng dồi dào hơn… thì còn có rất nhiều yếu tố khác. Không chỉ tham gia, ký kết các Hiệp định Thương mại tự do song phương tạo nên một thị trường rộng lớn, đa dạng cho DN, Chính phủ, các bộ, ngành còn tích cực đẩy nhanh cải cách hành chính, đơn giản hóa nhiều thủ tục, sắp xếp bộ máy tinh gọn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN. Nỗ lực cải cách của Bộ Công Thương góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, nhất là những DN hoạt động trong lĩnh vực XNK.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng tăng cường thông tin thị trường và các biện pháp tháo gỡ vướng mắc về rào cản thị trường, nhất là hàng nông, thủy sản; đổi mới về công tác xúc tiến thương mại theo hướng không chỉ dựa vào nguồn kinh phí của Nhà nước mà còn đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức xúc tiến thương mại ở bên ngoài cùng tham gia. Bản thân các DN cũng tích cực, chủ động tiến hành nhiều chương trình xúc tiến thương mại và đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên. Ông Trần Thanh Hải còn cho biết thêm: “Trong xu thế bảo hộ hiện nay, nhiều quốc gia đang gia tăng các hàng rào kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm của Việt Nam. Việc hỗ trợ cho DN trong nước vượt qua những hàng rào kỹ thuật, đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc đánh giá sự phù hợp cũng rất là quan trọng để giúp cho việc XK hàng hóa có thể tăng lên”.

Sự tổng hòa các giải pháp này đã làm nên một bức tranh XK đẹp để từ đó chúng ta tiếp tục đặt hy vọng cho năm 2018.

Theo Vinanet

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Mời tham gia Hội chợ Xuân năm 2018

Nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển kênh lưu thông sản phẩm, hàng hóa và tiếp cận được những khách hàng tiềm năng, đồng thời góp phần phát triển thương mại – kinh tế giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh khu vực phía Bắc. Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái thông báo và giới thiệu với các doanh nghiệp trong tỉnh Hội chợ Hội chợ OCOP Quảng Ninh xuân 2018 với những nội dung cụ thể như sau:

Thời gian: Từ ngày 07/02 - 12/02/2018.

Địa điểm: Cung Quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh.

Quy mô: 200 gian hàng tiêu chuẩn

Chi phí: Gian hàng tiêu chuẩn: 5.000.000 đồng/gian

Trung tâm Xúc tiến thương mại Yên Bái thông báo và đề nghị các doanh nghiệp đăng ký tham gia Hội chợ gửi về Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái.

Chi tiết liên hệ:

Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công thương Yên Bái.

Địa chỉ: Tổ 36, đường Hòa Bình, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Điện thoại: 02163 866 677; Fax: 02163 866 677.

Người liên hệ: Nguyễn Việt Thái – 0933 096866.

Nguồn: TTXTTM

Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương

Triển khai nội dung hợp tác được ký kết giữa tỉnh Lào Cai – Việt Nam và châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có bố trí cho phía tỉnh Lào Cai 01 khu trưng bày tại thành phố Mông Tự để triển lãm, quảng bá, giới thiệu cho các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của tỉnh Lào Cai và của Việt Nam cần xúc tiến tiêu thụ sang thị trường Vân Nam – Trung Quốc.

Nhằm mục đích hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tỉnh Yên Bái có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Vân Nam, Trung Quốc. Trung tâm Xúc tiến thương mại Yên Bái đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhu cầu cần xúc tiến tiêu thụ, quảng bá giới thiệu sản phẩm sang thị trường Vân Nam, Trung Quốc lựa chọn các sản phẩm hàng mẫu, tài liệu giới thiệu,…gửi về Trung tâm Xúc tiến thương mại Yên Bái.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Phòng Xúc tiến thương mại – Trung tâm Xúc tiến thương mại Yên Bái

Địa chỉ: Tổ 36, Phường Nguyễn Thái Học, Tp Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Điện thoại: 0216.3866677

Người liên hệ: Hoàng Hồng Hà, điện thoại: 0915.320.559

      Email: haxttm@gmail.com

Nguồn: TTXTTM

VĂN BẢN MỚI

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 27/12/2017.

Theo phương án này, các thủ tục về thành lập doanh nghiệp; hộ kinh doanh… sẽ được đơn giản hóa theo hướng người làm thủ tục không còn phải nộp “Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, thay thế một loạt các thông tin về công dân như: Họ tên khai sinh; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại… và thông tin “Căn cước công dân” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT bằng 02 thông tin: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Số định danh cá nhân.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký. 

Nguồn: Văn bản Luật VN

HƯỚNG DẪN VỀ KHAI BÁO HÓA CHẤT NHẬP KHẨU

Đây là một trong những nội dung được quy định cụ thể tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 28/12/2017.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ngay sau khi tờ khai hải quan ở trạng thái được thông qua, Hải quan phản hồi đến hệ thống của Bộ Công Thương các thông tin bao gồm mã số khai báo và các thông tin khác.

Việc khai báo hóa chất nhập khẩu không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam. Khi có thông báo sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin khai báo hóa chất qua hệ thống dự phòng như khi thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cũng theo Thông tư này, trước ngày 15/01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp phải báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước, gửi Sở Công Thương tỉnh nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đồng thời gửi Cục Hóa chất. Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được hoàn thiện, chế độ báo cáo định kỳ sẽ được thực hiện thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

Nguồn: Văn bản Luật VN

TIN THẾ GIỚI

Kinh tế Trung Quốc với những mối đe dọa lớn nhất năm 2018

Kinh tế Trung Quốc với những mối đe dọa lớn nhất năm 2018

Khởi đầu năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt vấn đề không thể giải quyết với thời gian dưới 3 năm.

Những vấn đề gồm nợ nội địa, nghèo đói và ô nhiễm có khả năng gây ra rủi ro đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, kể cả trước khi lãi suất cao và chiến tranh thương mại với Mỹ xảy ra.

Trong khi, Trung Quốc đang dần tiến đến đợt tăng đầu tiên kể từ năm 2010 trong năm 2017, tốc độ này được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2018.

Vì vậy, chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đưa ra dấu hiệu cho thấy họ chấp nhận một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng trung bình, nếu có thể giải quyết rủi ro lớn nhất, đó là sự mong manh của ngành tài chính.

“Sự mất cân bằng đáng kể của nền kinh tế tiếp tục tạo ra rủi ro suy yếu đối với triển vọng năm 2018. Những rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn là những rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2018, với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt nhạy cảm đối với những làn cú sốc từ sự suy thoái kinh tế”, ông Rajav Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á – Thái Bình Dương tại HIS Markit, trụ sở tại Singapore cho biết.

Những cú sốc đó đã không cụ thể hóa, và thực tế hoạt động kinh tế đang tốt lên. Chỉ số nhà quản trị mua hàng đạt mức 51.6% trong tháng 12, ghi nhận các điều kiện đang cải thiện. Theo chỉ số phụ, các đơn đặt hàng xuất khẩu của nhà máy cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Caixin, thể hiện chủ yếu số liệu của các công ty nhỏ, cũng cho thấy động lực mạnh mẽ, với chỉ số đạt 51,5% trong tháng 12, vượt qua ước tính ban đầu được đưa ra.

Tuy nhiên, báo cáo của Freya Beamish, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á tại Pantheon Macroeconomics, Newcastle, Anh cho biết những con số này có thể đang phóng đại động lực tăng trưởng, đặc biệt trong ngành xây dựng.

Các nhà dự báo nhận thấy tăng trưởng sẽ chậm lại, xuống 6,5% trong năm 2018; tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.

Bloomberg tổng hợp dưới đây những rủi ro ảnh hưởng tới nền tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Rủi ro tài chính

Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đổi mới cam kết trong việc ngăn chặn và kiểm soát rủi ro tài chính, nói rằng đây là thử thách hàng đầu trong vòng 3 năm tới. Vì hệ thống tài chính mở cửa nhiều hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ nợ/GDP đang tiến đến gần 320% vào năm 2022 được cho là rủi ro lớn nhất.

“Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc thừa nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng khiến chính quyền Bắc Kinh không kỳ vọng sẽ có thể giải quyết trong thời hạn dưới 3 năm. Bất ổn tài chính là vấn đề cốt lõi. Giải quyết được nó và bạn sẽ làm giảm áp về vấn đề nguồn vốn chảy khỏi nộii địa, sự phức tạp của việc giảm đòn bẩy tài chính, sự suy yếu của những ngân hàng nhỏ”, ông Pauline Loong, giám đốc quản lý tại công ty nghiên cứu Asia-Analytica, có trụ sở tại Hồng Kông nhận định.

Sự chậm lại của ngành xây dựng

Theo ông Frederic Neumann, người đứng đầu phòng nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC, Hồng Kông, những quy định môi trường và tài chính ngày càng thắt chặt để giúp hạn chế nợ có thể gây ra những cơn chấn động trong năm 2018, khiến việc thi công nhà ở và cơ sở hạ tầng chậm lại.

“Ngành xây dựng bị trì hoãn nhiều hơn dự báo có thể ảnh hưởng tới hoạt động quy mô lớn hơn, với các ngành mới nổi vẫn chưa đủ mạnh để mang lại sự thay thế vững chắc. Lỗi lớn nhất xuyên suốt nền kinh tế Trung Quốc là ngành xây dựng”, ông Neumann nói.

Tranh chấp thương mại

Ông David Loevinger, cựu chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ cho biết, bài phát biểu về chiến lược an ninh quốc gia gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh dấu một bước chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ. Và vì chủ nghĩa dân túy, các chính trị gia của Trung Quốc sẽ tìm cách trả đũa.

Fed, thuế

Nếu Cục Dự trữ liền bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhiều hơn các thị trường dự báo và giảm thuế, đồng USD có thể khiến đồng nhân dân tệ chịu áp lực và nguồn vốn chảy ra khỏi nội địa một lần nữa, theo ông George Magnus, cựu cố vấn tại UBS Group.

“Nếu Fed bắt đầu tăng lãi suất và đồng bạc xanh đi theo xu hướng giá lên, thì sẽ tạo ra những vấn đề lớn”, ông Christopher Balding, phó giáo sư tại HSBC School of Business của trường Đại học Perking, Thâm Quyến.

Hàn Quốc

Trong khi đó, ông Zhu Ning, phó giám đốc tại Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc gia thuộc trường Đại học Tsinghua, nhận định nếu căng thẳng giữa Mỹ và Hàn Quốc gia tăng, thì không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chịu hậu quả không thể lường trước.

Theo Vinanet

 

 

 

Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực sắn và sản phẩm từ sắn

Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực sắn và sản phẩm từ sắn

Với vị trí địa lý gần với Việt Nam, thuận lợi vận chuyển hàng hóa, Trung Quốc là thị trường chủ lực, chiếm 89,5% tổng lượng sắn xuất khẩu.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm trong tháng 11 tăng cả lượng và trị giá so với tháng 10, tăng lần lượt 22% và 23,6%, đạt tương ứng 374,7 nghìn tấn, trị giá 179,9 triệu USD, – đây là tháng có lượng xuất giảm thứ hai liên tiếp – tính chung 11 tháng đầu 2017 đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn, trị giá 909,4 triệu USD, tăng 4,92% về lượng và tăng 0,35% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Giá xuất khẩu bình quân trong 11 tháng 2017 khoảng 259,3 USD/tấn, giảm 4,3% so với giá xuất bình quân 11 tháng 2016 là 271,1 USD/tấn.

Riêng mặt hàng sắn trong tháng xuất 144,5 nghìn tấn, trị giá 24,9 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 19,8% về trị giá so với tháng 10, nâng lượng sắn xuất khẩu 11 tháng 2017 lên 1,4 triệu tấn, trị giá 248 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 1,7% về trị giá, giá xuất bình quân 170,5 USD/tấn, giảm 1,4% so với 11 tháng 2016.

Trung Quốc thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng này của Việt Nam, với vị trí địa lý gần và thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, lượng sắn xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 89,5% đạt 3,1 triệu tấn, trị giá 805,5 triệu USD, tăng 7,95% về lượng và tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân giảm 4,2%, xuống còn 256,6 USD/tấn.

Thị trường xuất khẩu lớn sau Trung Quốc là Hàn Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên kim ngạch xuất sang hai thị trường này đều suy giảm cả lượng và trị giá, trong đó xuất sang Nhật Bản giảm mạnh nhất, giảm 19,7% về lượng và giảm 22,83% về trị giá, tương ứng với 65,8 nghìn tấn, trị giá 12 triệu USD.

Kế đến là thị trường Philippines, tăng 15,69% về lượng và tăng 2,22% về trị giá, đạt 46,5 nghìn tấn, trị giá 14,7 triệu USD.

Đặc biệt, trong 11 tháng 2017 Malaysia gia tăng nhập khẩu sắn và sản phẩm từ thị trường Việt Nam, tuy lượng nhập chỉ chiếm 1,3%, nhưng so với cùng kỳ 2016 tăng gấp hơn 1,2 lần.

Thị trường xuất khẩu ít nhất là Đài Loan (Trung Quốc), chỉ có 33,3 nghìn tấn, trị giá 11 triệu USD, so với cùng kỳ giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 0,77% và giảm 9,87%.

Tin liên quan