Bạn đang ở đây

Cơ hội xúc tiến thương mại - đầu tư hai chiều Việt Pháp

11/04/2014 11:57:51

Phát biểu khai mạc Chương trình, Ông Đỗ Kim Lang – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết năm 2013, hai nước Việt Nam và Pháp đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; trong suốt những năn qua đã có rất nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư giữa hai nước được tổ chức. Val de Marne là một trong 3 tỉnh bao quanh thủ đô Paris của Pháp. Với vị trí địa lý đặc thù của mình, Val de Marne lại là một trong những địa phương tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với dân số khoảng 12 triệu người, hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường này sẽ dễ dàng được phân phối tới Paris và các vùng lân cận.

Hoi_thao_Viet_-_Phap_2014_-_5

Tại hội thảo, ông Alain Chevalier, Cố vấn trưởng Chương trình hỗ trợ DNNVV cũng đã có bài trình bày giới thiệu chi tiết về môi trường thương mại, đầu tư tại Việt Nam cũng như tình hình, triển vọng thương mại hai chiều Việt Nam và Pháp. Ông cho biết, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam - Pháp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Pháp tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bất chấp những khó khăn của các nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Năm 2013, kim ngạch hai chiều đạt 3,5 tỷ euro, tăng 6% so với năm 2012; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2,79 tỷ euro, tăng 4% và kim ngạch nhập khẩu đạt 704 triệu euro, tăng 14,7% (tham khảo bài trình bày bản tiếng Anh tại đây ).

 

Phát biểu tại hội thảo, ông Francois Pays, trưởng phòng phát triển Kinh doanh quốc tế - Viện Phát triển, tỉnh Val de Marne khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này và coi đây là cửa ngõ để hàng hóa xuất khẩu có thể được phân bổ rộng rãi không những chỉ ở Pháp mà còn sang các thị trường EU khác.

 

Ông cũng nhận định, các mặt hàng của Việt Nam có rất nhiều lợi thế để xuất khẩu sang thị trường này, nhưng hơn hết, các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến việc khảo sát thị trường, và đáp ứng được các bộ tiêu chuẩn về đóng gói, dán nhãn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm….

Hoi_thao_Viet_-_Phap_2014_-_3

Đáng chú ý là có 5 lĩnh vực rất nhiều tiềm năng mà Việt Nam và Pháp nên đẩy mảnh xúc tiến thương mại. Đó là hàng nông sản, lương thực thực phẩm, công nghệ thông tin, công nghệ xử lý chất thải, hàng tiêu dùng, và dịch vụ y tế. Đó là những lĩnh vực mà Pháp đang có thế mạnh và có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như hợp tác phát triển với Việt Nam.

 

Ngoài ra, ông Francois Pays cũng cho biết việc các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện của mình tại Val de Marne cũng không khó, quan trọng là các doanh nghiệp tìm hiểu kỹ thị trường và có được đối tác của mình. Theo đó, đại diện Viện Phát triển, tỉnh Val de Marne đã bày tỏ cam kết sẽ cố gắng tạo điều kiện và tư vấn giúp cho các doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn nhất, và hiệu quả nhất trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.

Hoi_thao_Viet_-_Phap_2014_-_2

Giới thiệu về các cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó giám đốc Quốc gia Chương trình hỗ trợ DNNVV Việt Nam cho biết hiện tại Cục Xúc tiến thương mại đang triển khai rất nhiều chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong đó nổi bật là Chương trình XTTM Quốc gia, Chương trình Thương hiệu Quốc gia và gần đây là Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA của Thụy Sĩ cho Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống XTTM địa phương”.

 

Cuối buổi hội thảo, đại diện INVESTPROCEN, Chương trình Hỗ trợ DNNVV Việt Nam, và phái đoàn Pháp đã trả lời các câu hỏi và làm rõ những thắc mắc từ phía các đại biểu tham dự Hội thảo.

Theo Cục Xúc tiến thương mại

Tin liên quan